tailieunhanh - Tham quan di sản thế giới đập Đô Giang - Trung Quốc

Ở Tứ Xuyên, có một công trình thủy lợi xây dựng năm 250 trước Công nguyên, cùng thời với Vạn Lý Trường Thành và lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Đặc biệt là công trình năm tuổi này đến nay vẫn đang phát huy tác dụng. Đó là đập thủy lợi Đô Giang, một trong bốn di sản thế giới của tỉnh Tứ Xuyên, được UNESCO công nhận năm 2000. Từ Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, xe chở chúng ta đến vùng trung du phía tây thành phố để tham quan di sản này. . | Tham quan di sản thế giới đập Đô Giang - Trung Quốc Ở Tứ Xuyên có một công trình thủy lợi xây dựng năm 250 trước Công nguyên cùng thời với Vạn Lý Trường Thành và lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Đặc biệt là công trình năm tuổi này đến nay vẫn đang phát huy tác dụng. Đó là đập thủy lợi Đô Giang một trong bốn di sản thế giới của tỉnh Tứ Xuyên được UNESCO công nhận năm 2000. Từ Thành Đô thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên xe chở chúng ta đến vùng trung du phía tây thành phố để tham quan di sản này. Đất Thục thời Chiến Quốc vùng đồng bằng Thành Đô thường bị lũ lụt vào mùa đông xuân hạn hán khô nẻ về mùa hạ. Sông Mân Giang chảy qua Thành Đô là một nhánh thượng nguồn của sông Trường Giang bắt nguồn từ dãy núi cao Hoàng Long. Mùa đông tuyết trên núi tan lũ ập về. Mùa hạ nước sông cạn ruộng đồng không đủ nước tưới. Khi chưa có đập Đô Giang năm nào ở vùng đồng bằng Thành Đô hàng chục triệu nông dân cũng mất mùa đói kém. Lý Băng một thủ lĩnh của đất Thục thời Tiên Tần đã cùng với con trai chỉ huy dân binh xây dựng một đập thủy lợi khổng lồ chia đôi sông Mân Giang thành Nội Giang và Ngoại Giang. Nội Giang là sông đào dẫn nước về Thành Đô và tưới cho vựa lúa Tứ Xuyên. Ngoại Giang là nguồn Mân Giang. Nội Giang nối với Ngoại Giang bằng phần đập nhô ra có hình dáng như mõm cá khi nước lũ về thì mõm cá sẽ tách dòng nước thành hai phân lũ. Mùa hè nước cạn người ta đóng cửa đập nước Mân Giang sẽ đổ về Nội Giang cho cư dân sản xuất và sinh hoạt. Để ngăn sông cha con thủ lĩnh Lý Băng đã cho dân lên núi lấy dây rừng đan thành những chiếc sọt lớn dài trên 30m trong chất đá sỏi chật căng. Lại cho bện dây rừng thành thừng dài to bằng cổ tay. Dân chúng đứng hai bên sông dùng thừng đồng thanh kéo rọ đá ra giữa dòng sông chảy xiết để ngăn đập. Hàng chục ngàn chiếc rọ như vậy chồng lên nhau thành con đập lớn. Trước đó vào mùa nước cạn người ta đóng hàng nghìn cọc gỗ lớn xuống lòng sông để giữ rọ đá. Công trình thủy lợi Đô Giang đã khống chế được lũ lụt và dẫn nước vào vựa lúa Tứ Xuyên một cách chủ động suốt .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.