tailieunhanh - BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CÁ KHOANG CỔ ĐỎ (Amphiprion frenatus Brevoort, 1856) (DƯỚI 60 NGÀY TUỔI) "

Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá cảnh có những bước phát triển mạnh và đặc biệt là cá cảnh biển do chúng có màu sắc sặc sỡ, hình dạng phong phú. Hầu hết các đối tượng cá cảnh biển đều được khai thác từ tự nhiên, rất ít từ sinh sản nhân tạo. Quá trình khai thác cá cảnh biển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi tự nhiên. Cá Khoang Cổ là nhóm cá rạn san hô, chúng có màu sắc tươi sáng và vẻ hài hước khi bơi nên chúng còn được gọi là cá hề. Hiện nay, cá Khoang. | ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CÁ KHOANG CỔ ĐỎ Amphiprion frenatus Brevoort 1856 DƯỚI 60 nGàY tUổI Trần Văn Phước1 Nguyễn Đình Trung1 Võ Thành Đạt1 và Ha Lê Thị Lộc2 1. Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang Việt Nam Email phuocanh04@yahoo. com 2. Viện Hải Dương học Nha Trang - Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam ABSTRACT The study on the effect of feed and salinity on Amphiprion frenatus growth and survival rate was carried out at Institute of Nha Trang Oceanography from March to June 2009. The results showed that the feed was Nanochoropsis oculata Brachionus plicatilis and Copepoda had a significant effect on the growth survival rate and colour of fish p . The salinity for fish growth was from 15ppt to 40ppt especial the best growth was from 30ppt to 40ppt survival rate over 96 . However that was only the first research so we have research into ecology factors effect on growth survival rate and colour of fish. Keywords effect feed salinity growth survival rate ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây nghề nuôi cá cảnh có những bước phát triển mạnh và đặc biệt là cá cảnh biển do chúng có màu sắc sặc sỡ hình dạng phong phú. Hầu hết các đối tượng cá cảnh biển đều được khai thác từ tự nhiên rất ít từ sinh sản nhân tạo. Quá trình khai thác cá cảnh biển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi tự nhiên. Cá Khoang Cổ là nhóm cá rạn san hô chúng có màu sắc tươi sáng và vẻ hài hước khi bơi nên chúng còn được gọi là cá hề. Hiện nay cá Khoang Cổ đang được nuôi khá phổ biến làm cảnh ở các khu du lịch và nhiều hộ gia đình ở nước ta. Cá cảnh biển nước ta khai thác chủ yếu tập trung ở khu vực miền Trung và khu vực vịnh Thái Lan do có nhiều rạn san hô. Những năm gần đây thị trường cá cảnh biển phát triển mạnh mẽ trong và ngoài nước cá rạn san hô bị khai thác bừa bãi làm tăng nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi sinh vật biển 1 . Vì vậy xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cá Khoang Cổ Đỏ nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi góp phần phát triển nghề nuôi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN