tailieunhanh - Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương III - ThS. Trần Đức Thìn
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương III trình bày các nội dung cơ bản của tội phạm như khái niệm tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam, phân loại tội phạm, tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, vấn đề nguồn gốc và bản chất của tội phạm. | CHƯƠNG III: TỘI PHẠM 1. Khái niệm tội phạm trong LHS VN . Định nghĩa Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 (BLHS99) Định nghĩa mang tính khoa học thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước về tội phạm Là cơ sở thống nhất cho việc xác định những loại tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm của BLHS Là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những điều luật quy định về từng tội phạm cụ thể Là cơ sở cho việc xây dựng những chế định khác liên quan đến chế định tội phạm Định nghĩa về tội phạm nêu tại Điều 8 BLHS là định nghĩa đầy đủ, tuy nhiên có thể định nghĩa về tội phạm một cách khái quát như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH, có lỗi, trái PLHS và phải chịu hình phạt . Các dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm Tội phạm, trước hết là một hành vi, vì chỉ có hành vi mới có thể gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho XH. Trong LHS, đây là một nguyên tắc quan trọng: “nguyên tắc hành vi”. Hành vi là sự xử sự của con người. Hành vi nguy hiểm chính là sự xử sự nguy hiểm của con người. Những ý nghĩ, tư tưởng của con người dù có nguy hiểm đến đâu cũng chưa thể trực tiếp gây ra nguy hiểm cho XH. Do đó LHS không truy cứu TNHS đối với những người có ý nghĩ, tư tưởng nguy hiểm, nếu những ý nghĩ, tư tưởng đó chưa thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan bằng hành vi. Hành vi bị coi là tội phạm khác với hành vi không phải là tội phạm bởi các dấu hiệu: tính nguy hiểm cho XH, tính có lỗi, tính trái PLHS và tính phải chịu hình phạt . Tính nguy hiểm cho xã hội Tính nguy hiểm cho XH là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất vì nó quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm. Hành vi nào đó sở dĩ bị coi là tội phạm vì trong hành vi ấy chứa đựng tính nguy hiểm cho XH. Nguy hiểm cho XH là gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội (QHXH) được LHS bảo vệ. QHXH tồn tại nhiều loại khác nhau, tính chất của các QHXH cũng khác nhau, tuy nhiên LHS chỉ BV những QHXH quan trọng (Điều 8 BLHS 99) Những HV nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm là những HV | CHƯƠNG III: TỘI PHẠM 1. Khái niệm tội phạm trong LHS VN . Định nghĩa Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 (BLHS99) Định nghĩa mang tính khoa học thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước về tội phạm Là cơ sở thống nhất cho việc xác định những loại tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm của BLHS Là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những điều luật quy định về từng tội phạm cụ thể Là cơ sở cho việc xây dựng những chế định khác liên quan đến chế định tội phạm Định nghĩa về tội phạm nêu tại Điều 8 BLHS là định nghĩa đầy đủ, tuy nhiên có thể định nghĩa về tội phạm một cách khái quát như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH, có lỗi, trái PLHS và phải chịu hình phạt . Các dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm Tội phạm, trước hết là một hành vi, vì chỉ có hành vi mới có thể gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho XH. Trong LHS, đây là một nguyên tắc quan trọng: “nguyên tắc hành vi”. Hành vi là sự xử sự của con người. Hành vi nguy hiểm chính là sự xử sự nguy hiểm .
đang nạp các trang xem trước