tailieunhanh - Giả thuyết về năng lực hội nhập của người di dân vào đời sống đô thị: Quan sát từ thành phố Hồ Chí Minh

Từ chân dung xã hội của người di dân đến năng lực hội nhập của họ vào cơ cấu đô thị, quyết định di cư về đô thị có phải là quyết định chính chắn, người di dân hội nhập thị trường lao động ở đô thị với cái giá nào,. Nhằm giúp các bạn giải đáp những thắc mắc trên, nội dung bài viết "Giả thuyết về năng lực hội nhập của người di dân vào đời sống đô thị: Quan sát từ thành phố Hồ Chí Minh" dưới đây. | Diễn đàn. Xã hội học số 2 - 1998 81 GIẢ THUYẾT VỀ NĂNG Lực HỘI NHẬP CỦA NGƯỜI DI DÂN VÀO ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ Quan sát từ thành phố Hồ Chí Minh NGUYỄN QUANG VINH NGUYỄN THU SA I. Từ chân dung xã hội của người di dân đến năng lực hội nhập của họ vào cơ cấu đô thị 1. Trong vòng gần một thập niên trở lại đây các nhà dân số học kinh tế học xã hội học ở Việt Nam ngày càng chú ý nhiều hơn tới hiện tượng di dân tự do đặc biệt là dòng người ra đi từ vùng nông thôn hướng về các đô thị lớn nhất trong đến nay người ta ước lượng có khoảng 700000 di dân tự do đã vào thành phố Hồ Chí Minh nhưng chưa có quy chế thường trú chính thức. Ở quận Tân Bình là quận nội thành có số di dân tự do đông đảo nhất vào năm 1990 số chưa có quy chế thường trú mới chiếm 3 4 dân số. Đến năm 1996 tỷ lệ này đã lên tới 9 5 . Nếu tính con số tuyệt đối thì tới năm 1996 nhóm dân cư này đã lớn gấp 9 lần so với 6 năm trước đó. Rõ ràng là điều này đang gây ra một mối lo âu không nhỏ đối với các nhà quản lý đô thị. Tuy vậy cách hiểu về hiện tượng dân số học và xã hội học này cũng đang ngày càng có tính hoàn thiện hơn. Dưới ánh sáng của việc quan sát nhu cầu tái phân bố các nguồn lực từ cấp độ gia đình cộng đồng cho tới cấp độ các vùng lãnh thổ người ta cũng đã bắt đầu đồng ý với nhau nhiều hơn về những nguồn gốc sâu xa từ trong cơ cấu kinh tế và xã hội của hiện tượng di dân tự do nói trên. Một số giải pháp quản lý mền dẻo hơn đã được tính đến. Song phải thẳng thắn thừa nhận rằng việc lý giải thấu đáo hiện tượng xã hội phức hợp này cũng như đưa ra những quyết sách đúng đắn quản lý nó một cách hữu hiệu ở cả nơi xuất cư và nơi định cư mới vẫn còn là một thách thức không nhỏ. Thách thức cho giới quản lý và thách thức cho cả giới học thuật nữa. 2. Chính là trong bối cảnh đó mà với tư cách các nhà xa hội học chúng tôi đánh giá cao một số cuộc điều tra lớn về di dân tự do ở Việt Nam có sự hợp tác và tài trợ quốc tế 1 Chúng tôi cũng dành một sự chú ý đặc biệt tới những công trình thống kê về dân nhập cư những .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN