tailieunhanh - Những khía cạnh xã hội của quản lý môi trường đô thị - Đỗ Minh Khuê

Tình hình môi trường đô thị hiện nay từ góc độ xã hội học, nhận thức, thói quen và hành vi ứng xử của cư dân đô thị đối với môi trường, vai trò của các tổ chức cộng đồng cơ sở trong quản lý môi trường đô thị là những nội dung chính trong bài viết "Những khía cạnh xã hội của quản lý môi trường đô thị". . | Xã hội học số 1 - 1997 27 NHỮNG KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ĐỖ MINH KHUÊ 1. Tình hình môi trường đô thị hiện nay từ góc độ xã hội học Từ nửa sau của thập kỷ 1980 Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới với những thay đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách mở cửa và nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường đã tạo tăng trưởng mạnh mẽ cho khu vực đô thị. Việt Nam hiện có một mạng lưới gần 500 điểm dân cư đô thị lớn nhỏ. Theo ước tính của Bộ Tài chính khu vực kinh tế của các đô thị đóng góp khoảng 60 thu nhập và sử dụng 40 các khoản chi của cả nước. Các đô thị lớn như Hà Nội Hải Phòng thành phố Hồ Chí Minh với tiềm năng kinh tế - chính trị - văn hóa có vị trí quan trọng và là những địa bàn tiếp nhận nhiều tác động to lớn của quá trình đổi mới. Ở Hà Nội năm 1993 GDP đạt tỷ đồng chiếm 5 6 GDP của cả nước. Từ năm 1991 - 1993 tốc độ tăng bình quân GDP đạt 10 55 năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh tốc độ GDP trong các năm 1991 là 9 8 1992 là 12 4 1993 là 12 5 và 1994 là 14 6 . Mức sống của hầu hết các tầng lớp dân cư và các nhóm xã hội được nâng cao điều kiện sống được cải thiện tính năng động kinh tế - xã hội được thúc đẩy. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ ở các đô thị cũng bộc lộ nhiều nhược điểm yếu kém đặc biệt có thể thấy rõ qua bộ mặt các đô thị. Chưa bao giờ tốc độ xây dựng ở các đô thị diễn ra nhanh chóng như trong những năm vừa qua. Các trụ sở cơ quan nhà ở khách sạn nhà hàng đường xá giao thông phương tiện đi lại .tăng trưởng và đổi mới đến mức độ chóng mặt. Những thành phố đang xây dựng và trật tự không gian xây dựng đô thị biến đổi nhanh chóng. Sự thay đổi đó đã và đang là một thách đố đối vợi sự phát triển ổn định và bền vững của các đô thị Việt Nam. Chẳng hạn như tình trạng bùng nổ xây dựng tự phát ở các thành phố nạn ngập lụt và quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị khủng hoảng giao thông công cộng. đặt ra cho các cấp chính quyền các nhà quy hoạch quản lý đô thị vấn đề là phải

TỪ KHÓA LIÊN QUAN