tailieunhanh - Bài giảng Hen phế quản

Bài giảng Hen phế quản giúp người học nêu được định nghĩa và các yếu tố nguy cơ; trình bày được các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của cơn HPQ; trình bày được các triệu chứng để phân độ nặng cơn HPQ; nêu được các tiêu chuẩn để phân bậc hen; nêu được các bước để xử trí cắt cơn hen và phác đồ dự phòng hen. | HEN PHẾ QUẢN MỤC TIÊU 1. Nêu được định nghĩa và các yếu tố nguy cơ 2. Trình bày được các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của cơn HPQ 3. Trình bày được các triệu chứng để phân độ nặng cơn HPQ. 4. Nêu được các tiêu chuẩn để phân bậc hen 5. Nêu được các bước để xử trí cắt cơn hen và phác đồ dự phòng hen NỘI DUNG 1. ĐỊNH NGHĨA Hen là tình trạng viêm mãn tính đường hô hấp với sự tham gia của các thành phần tế bào và nhiều loại tế bào bạch cầu ái toan dưỡng bào lympho T đại thực bào và tế bào biểu mô. - Tình trạng viêm mãn tính của đường hô hấp còn gây nên hiện tượng tăng nhạy cảm của phế quản với những yếu tố kích thích khác nhau. - Tình trạng tắc nghẽn phế quản lan tỏa khởi phát cơn suyễn có thể phục hồi được một cách tự nhiên hoặc dưới tác dụng điều trị của thuốc. 2. DỊCH TỄ HỌC . Tỷ lệ mắc bệnh Trong hai thập niên gần đây tỉ lệ mắc bệnh hen phế quản tăng lên cho dù cơ chế bệnh sinh được hiểu rõ hơn biện pháp điều trị hoàn thiện hơn. Hiện nay tỉ lệ mắc bệnh hen phế quản trẻ em trung bình là 5-10 theo nghiên cứu của Trung Tâm lao và bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch tháng 09 1996 độ lưu hành hen phế quản ở TP. Hồ Chí Minh là 3 3 ở lứa tuổi trên 7 tuổi . Nghiên cứu của khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2005 cho thấy tỉ lệ trẻ 13-14 tuổi đã từng khò khè có cơn khò khè trong 12 tháng trước đó là 16 2 . . Tỷ lệ tử vong Ở Hoa Kỳ hàng năm có khoảng người bị hen phế quản tử vong. Tử vong do hen phế quản chiếm khoảng 4 tử vong chung. Trong thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1993 tỷ lệ tử vong do hen phế quản ở lứa tuổi từ 5 đến 34 tuổi là 0 86 trên dân ở Australia 0 25 dân ở Canada 0 52 ở Pháp 0 73 ở Nhật 0 47 dân ở Mỹ. . Giới tính Nhiều nghiên cứu cho thấy hen phế quản thường gặp và thường nặng hơn ở trẻ trai hơn trẻ gái. Tùy theo tác giả tỷ lệ giới tính thay đổi từ 1 5 đến 3 3 nam 1nữ. . Yếu tố nguy cơ . Yếu tố chủ thể yếu tố nội tại - Yếu tố di truyền thiên bẩm phát triển hen phế quản . - Cơ địa dị ứng. - Tăng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN