tailieunhanh - Tiểu luận: Tổ chức hành chính địa phương

Hành chính địa phương là một thuật ngữ để chỉ những hoạt động quản lý chung trên địa bàn lãnh thổ mang tính địa phương. Các loại hoạt động này được tiến hành từ thấp đến cao, từ hình thức tự phát trong từng cộng đồng, địa phương đến giai đoạn chung, từ những quy định mang tính chất luật lệ địa phương đến hình thức pháp luật của nhà nước nói chung khi nhà nước ra đời. | HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH CƠ SỞ KHU VỰC MIỀN TRUNG Q TIỂU LUẬN TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG Môn TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NUỚC Họ và tên LÊ VĂN MÃO Lớp Cao học Quản lý công 16M 0 MỞ ĐẦU Hành chính địa phương là một thuật ngữ để chỉ những hoạt động quản lý chung trên địa bàn lãnh thổ mang tính địa phương. Các loại hoạt động này được tiến hành từ thấp đến cao từ hình thức tự phát trong từng cộng đồng địa phương đến giai đoạn chung từ những quy định mang tính chất luật lệ địa phương đến hình thức pháp luật của nhà nước nói chung khi nhà nước ra đời. Hiện nay việc nghiên cứu về cơ cấu tổ chức tên gọi nhân sự. trong bộ máy hành chính ở địa phương đang được nhiều nước quan tâm. Việc nâng cao hiệu lực hiệu quả của các tổ chức hành chính ở địa phương là một trong những yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế xã hội giữ vững ổn định chính trị và góp phần nâng cao sức mạnh quốc gia. Trong nội dung nghiên cứu này tôi chú trọng nghiên cứu những vấn đề về hành chính địa phương nói chung từ đó có thể đưa ra những đề xuất kiến nghị để cải cách áp dụng vào Việt Nam. 1 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG 1. Vấn đề khách quan phải có tổ chức hành chính ở địa phương Một là Nhà nước có nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết trên tổng thể chung của quốc tế quốc gia. Nhiều vấn đề của địa phương không được quan tâm chú ý. Nhiều vấn đề địa phương chính phủ trung ương không có điều kiện thực tiễn để giải quyết vì thế cần có đại diện của chính quyền trung ương trên địa bàn lãnh thổ đó. Hai là hoạt động quản lý các vấn đề của địa phương phải do chính những người trong cộng đồng địa phương thực hiện. Điều này để phân biệt với hoạt động quản lý các vấn đề của địa phương do các cơ quan trung ương thực hiện. Mỗi địa phương đều có những đặc điểm riêng về vị trí địa lý về kinh tế văn hóa phong tục tập quán. vì thế chính quyền trung ương không thể nào hiểu và thỏa mãn hết những nhu cầu của từng địa phương được. Để gần dân hơn tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của dân cư cần phải có chính quyền thay .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN