tailieunhanh - Nuôi ong trong vườn cây ăn trái - Mô hình cần nhân rộng

Nuôi ong trong vườn cây ăn trái là một mô hình kết hợp tuyệt vời giữa trồng trọt và chăn nuôi vì nhờ sự hút mật của đàn ong mà cây ăn trái thụ phấn cao, sản lượng gia tăng, sản phẩm thu hoạch sạch nên bán được giá. Hãy cùng tham khảo bài viết "Nuôi ong trong vườn cây ăn trái - Mô hình cần nhân rộng" để nắm bắt về mô hình nuôi ong trong vườn cây ăn trái. | Đối với ong mật, mùa lấy mật ở miệt vườn ĐBSCL từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch (là mùa đơm hoa, kết trái của nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt ). Để kịp thời vụ đi đánh mật thì việc tăng cường bầy đàn là điều quan trọng. Bước vào tháng 10 bớt mưa, có gió chướng lất phất, đàn ong bắt đầu mạnh lên, tiến hành “xẻ đàn” đồng loạt. Người nuôi dùng phương pháp nhân tạo, tạo đế mũ tướng rồi dùng cây di ấu trùng 1 ngày tuổi vào đế mũ tướng. Sau đó đem số mũ tướng vừa di dời ấu trùng đặt vào thùng ong tốt, đông quân và bắt con chúa ra, thùng bị mất chúa, ong sẽ tạo mũ tướng ngay. Sau 2-3 ngày, dùng cây có đầu nhọn nong hơi rộng đầu mũ tướng để cho ong tiếp tục bơm sữa chúa vào thêm, nếu không nong, ong sẽ trám nắp mũ tướng, như vậy mũ tướng sẽ nhỏ. Mũ tướng to, khi nở ra con chúa lớn, khỏe và đẻ say. Khi ong chúa bắt đầu đẻ, chúng ta loại bỏ những kèo già, tàn bị sâu ra và luôn vệ sinh thùng. Vào tháng 12, số lượng kèo của mỗi thùng đủ sức đi đánh mật, người nuôi có thể dùng nền sáp nhân tạo gắn vào kèo, cho ong tạo tàn mau.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN