tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam

Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước; khái quát sự hình thành, phát triển, đánh giá được thực trạng thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay; xác định những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta. | MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm soát quyền lực nhà nước là nhu cầu tất yếu trong quá trình tổ chức thực thi quyền lực nhà nước là yếu tố trung tâm của nhà nước pháp quyền. Kiểm soát quyền lực nhà nước chỉ có thể có hiệu lực và hiệu quả khi hoạt động này được thể chế hoá bằng pháp luật có thể chế pháp lý bảo đảm. Hoàn thiện thể chế trong đó có thể chế pháp lý là một trong những khâu đột phá của nước ta đã được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011 tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Đây là lúc chúng ta cần có thê m động lực đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân. Với các quy định của Hiến pháp năm 2013 cơ sở hiến định về kiểm soát quyền lực nhà nước đã được ghi nhận nhưng thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta chưa hoàn thiện. Nghiên cứu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay là vấn đề thực sự cấp thiết. Do đó Nghiên cứu sinh đã đề xuất và được chọn đề tài Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Num để thực hiện Luận án Tiến sỹ chuyê n ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước khái quát sự hình thành phát triển đánh giá được thực trạng thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay xác định những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta. 1 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên cơ sở lý luận chính là học thuyết Mác -Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh. Tham khảo học thuyết chủ quyền nhân dân học thuyết phân chia quyền lực lý luận về nhà nước pháp quyền . Vận dụng các quan điểm của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu tài liệu phỏng vấn chuyên gia hệ thống liên ngành phân tích và tổng hợp luật học so sánh . .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN