tailieunhanh - Giáo trình nguyên lý máy- Lê Cung

Giáo trình nguyên lý máy khái quát nội dung bài học qua 14 chương với các nội dung chính về các khái niệm và cấu trúc cơ cấu máy, phân tích động học cơ cấu phẳng, phân tích lực cơ cấu phẳng, ma sát trong khớp động, cân bằng máy, chuyển động thực của máy, hiệu suất, điều chỉnh tự động chuyển động của máy, cơ cấu cam, cơ cấu bánh răng thân khai phẳng, cơ cấu bánh răng không gian, hệ bánh răng, cơ cấu phẳng toàn khớp thấp, cơ cấu đặc biệt. . | ĐẠI HỌC ĐÀ nẲng TRƯỜNG ĐỢi HỌC BÁCH KHOA Khea s-p ỉiB KỸ Ihaậr ---- ffl - GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ MÁY HÙNG CHO SiNH VlÊN CHUYÊN NGÀNH Cơ KHÍ CHE TẠO MÁY LUU HÀNH NÔI BÔ B3ÊR S0KR LÊ CSRG - Bệ mỔR RGSYỀR lý - chi T3ẾTmđY ĐÀ NẴNG 2006 CHƯƠNG MỞ ĐẦƯ 1. Khái niêm về máy và cơ cấu 1. Máy Máy là tập hợp các vật thể do con người tạo ra nhằm mục đích thực hiện và mở rộng các chức năng lao động. Căn cứ vào chức năng có thể chia máy thành các loại a. Máy năng lượng dùng để truyền hay biến đổi năng lượng gồm hai loại Máy- động cơ biến đổi các dạng năng lượng khác thành cơ năng ví dụ động cơ nổ động cơ điện tuốcbin. Máy biến đổi cơ năng biến đổi cơ năng thành các dạng năng lượng khác ví dụ máy phát điện máy nén khí. b. Máy làm việc máy công tác có nhiệm vụ biến đổi hoặc hình dạng kích thước hay trạng thái của vật thể gọi là máy công nghệ hoặc thay đổi vị trí của vật thể gọi là máy vận chuyển . Trên thực tế nhiều khi không thể phân biệt như trên vì các máy nói chung đều có động cơ dẫn động riêng. Những máy như vậy gọi là máy tổ hợp. Ngoài động cơ và bộ phận làm việc trong máy tổ hợp còn có các thiết bị khác như thiết bị kiểm tra theo dõi điều chỉnh. Khi các chức năng điều khiển của con người đối với toàn bộ quá trình làm việc của máy đều được đảm nhận bởi các thiết bị nói trên máy tổ hợp trở thành máy tự động. c. Máy truyền và biến đổi thông tin ví dụ máy tính điện tử. d. Ngoài các loại máy trên đây còn nhiều loại máy có chức năng đặc biệt như tim nhân tạo tay máy người máy. Khi phân tích hoạt động của một máy có thể xem máy là một hệ thống gồm các bộ phận điển hình theo sơ đồ khối sau Bộ nguồn cung cấp năng lượng cho toàn máy. Bộ chấp hành trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công nghệ của máy. Bộ biến đổi trung gian thực hiện các biến đổi cần thiết từ bộ nguồn đến bộ chấp hành. Bộ điều khiển thực hiện các thông tin thu thập các tin tức làm việc của máy và đưa ra các tín hiệu cần thiết để điều khiển máy. 2. Cơ cấu Trong các bộ phận của máy tập hợp các vật thể có chuyển động xác định làm