tailieunhanh - Ebook Tranh chấp biển Đông: Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế (Phần 2) - Đặng Đình Quý (chủ biên)

Phần 2 ebook "Tranh chấp biển Đông: Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế" tương ứng với nội dung phần 4 đến phần 6 trong cuốn sách, cụ thể: Phần 4: Thảo luận những khía cạnh pháp lý quốc tế của tranh chấp biển Đông - Phần 5: Tìm hiểu các biện pháp quản lý xung đột và giải quyết tranh chấp ở biển Đông- Phần 6: Các phương cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông. Cuốn sách là tập hợp các tham luận của các học giả quốc tế trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 3 về Biển Đông với chủ đề “Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại Hà Nội từ ngày 4-5/11/2011. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | Phần IV TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ QUỐC TẾ 254 _________________________16__________________________ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ Ở BIỂN ĐÔNG LIỆU ĐẨY MẠNH HAY GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GS. Stein T0nnesson Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo và Khoa Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột Đại học Uppsala Tóm tắt Sự tác động qua lại giữa sức mạnh và luật pháp ở Biển Đông chưa được hiểu một cách đúng đắn. Để phân tích các tranh chấp đối với các vấn đề về quyền hàng hải chủ quyền đối với các hòn đảo và phân định ranh giới các khu vực biển chúng ta cân hiểu một cách thấu đáo cách các nước định nghĩa và bảo vệ lợi ích địa chính trị cũng như cách thức mà luật pháp quốc tế ảnh hưởng đến các yêu sách và hành vi xung đột của họ. Bài viết này bắt đâu bằng những phân tích về sự khác biệt lớn giữa cách giải thích của các nhà khoa học chính trị thiên về địa chính trị và của các học giả có thiên hướng nghiêng về tính quy chuẩn hay pháp lý. Sau đó bài viết sẽ tìm hiểu về mặt lịch sử sự phát triển của luật pháp quốc tế đã ảnh hưởng đến các xung đột ở Biển Đông như thế nào. Bài viết thiết lập hai chuỗi lịch sử song song bao gồm những sự thay đổi đan xen giữa các quá trình xung đột và hòa dịu và sự phát triển của pháp lý dựa trên cả tập quán quốc tế và điều ước quốc tế. Ở đây chúng ta sẽ tập trung vào luật biển. Bài viết sẽ kết luận bằng cách thiết lập mối liên hệ nhân quả giữa hai dòng lịch sử trong khi tìm cách xác định những cách thức mà luật pháp ảnh hưởng nhất định đến hành vi xung đột. Liệu nó có làm trâm trọng thêm các tranh chấp bằng cách khuyến khích các yêu sách mâu thuẫn nhau Hay nó thiết lập ra các nguyên tắc và định chế giúp kiểm soát và giải quyết xung đột Bài viết được viết dựa trên nhận thức rằng câu trả lời cho các câu hỏi này của chúng ta có thể ảnh hưởng đến cách mà chúng ta nhìn nhận viễn cảnh hoà bình của Biển Đông trong tương lai. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN