tailieunhanh - Ebook Triết học: Chương trình sau đại học (Tập 1): Phần 2 - TS. Đào Duy Thanh

Ebook Triết học: Chương trình sau đại học (Tập 1) do TS. Đào Duy Thanh biên soạn gồm 4 chương và được chia làm 2 phần. Phần 2 gồm nội dung chương 3 và chương 4: Chương 3: Khái niệm lịch sử triết học phương tây - Chương 4: Sự ra đời và phát triển của Triết học Mác - Lênin. Tham khảo nội dung 2 phần giáo trình để nắm bắt nội dung chi tiết. | Chưong 3 KHÁI LƯỢC LỊCH sử TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY I. TRIẾT HỌC HYLẠP CỐ ĐẠI 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Xã hội Hy Lạp cổ đại tồn tại và phát triển khoảng từ thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ III. Đó cũng là quá trình hình thành và phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ. Vào khoảng thời gian từ thế kỷ VI - IV TCN được coi là giai đoạn phát triển nhất của xã hội cổ Hy Lạp. Sự phát triển này làm xuất hiện sự liên minh giữa các quốc gia thành bang khoảng 300 quốc gia54 trong đó có hai trung tâm kinh tế - chính trị điển hình là thành bang Aten và thành bang Spac. Chế độ chiếm hữu nô lệ Hy Lạp với nền kinh tế phát triển đều ở tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp thủ công nghiệp thương nghiệp. Aten phát triển mạnh về thủ công nghiệp thương nghiệp còn ở Spác lại tăng trưởng về nông nghiệp. Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã diễn ra phân công lao động trí óc và lao động chân tay. Điều này góp phần vào việc phát sinh các ngành khoa học cụ thể trong đó có triết học triết học tự nhiên. Do sự phát triển mạnh và phổ biến của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ nên giai cấp chủ nô của xã hội Hy 54Hy Lạp cổ đại là một vùnệ đất rộng lớn bao gồm miền Nam bán đảo Bancăng vùng ven biển Tiểu Á. 120 Lạp là một giai cấp không đồng nhất nó bao gồm hai tầng lớp cơ bản là chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc. Tầng lớp chủ nô dân chủ là tầng lớp chủ nô đông đảo ở thành bang Aten còn ở thành bang Spác là tầng lớp chủ nô quý tộc. Tương ứng với hai trung tâm kinh tế - chính trị này là hai chính thề nhà nước khác nhau về hình thức nhà nước chủ nô dân chủ Aten và nhà nước chủ nô quân chủ Spác. Sự khác nhau đó đã dẫn đến cuộc nội chiến tương tàn mà cuối cùng chiến thắng thuộc về thành bang Spác. Đó cũng là đánh dấu sự suy tàn của Hy Lạp mở ra cơ hội xâm lược của đế chế Mađêxoan ớ phía bắc Hy Lạp là đế chế La Mã. Chính vì vậy đến thế kỷ II TCN La Mã chinh phục Hy Lạp nhưng Hy Lạp lại chinh phục La Mã về văn hóa. Trong quá trình buôn bán trao đổi hàng hóa với các nước phương Đông nhất là các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN