tailieunhanh - Xử lý sổ mũi trẻ nhỏ
Trẻ em thường bị lò dò mũi xanh hay sổ mũi hắt hơi đặc biệt là trong mùa lạnh. Ngạt mũi và sổ mũi có thể do cảm lạnh hoặc do dị ứng. Chất nhầy mũi nhiều có thể gây viêm tai ở trẻ . Chăm sóc bé - Vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách dùng bơm tiêm không lắp kim hút chất nhờn không nên dùng tay hay khăn nhiều lần sẽ làm mũi trẻ bị loét gây đau rát. -Bạn có thể nhỏ một ít nước muối vào mũi của trẻ làm nước mũi loãng ra và tự. | Xử lý sổ mũi trẻ nhỏ khoesanhdieu Ngày cập nhật 20/10/2008 Bình luận: 0 - Trẻ em thường bị lò dò mũi xanh hay sổ mũi hắt hơi đặc biệt là trong mùa lạnh. Ngạt mũi và sổ mũi có thể do cảm lạnh hoặc do dị ứng. Chất nhầy mũi nhiều có thể gây viêm tai ở trẻ . Chăm sóc bé - Vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách dùng bơm tiêm không lắp kim hút chất nhờn không nên dùng tay hay khăn nhiều lần sẽ làm mũi trẻ bị loét gây đau rát. - Bạn có thể nhỏ một ít nước muối vào mũi của trẻ làm nước mũi loãng ra và tự chảy ra ngoài. - Hít hơi nóng hoặc dầu gió để thông mũi, buổi tối trước khi đi ngủ hãy nhỏ ít giọt dầu gió vào cổ áo của trẻ. - Dùng thuốc nhỏ mũi làm giảm sung huyết, giảm phù nề ở mũi. Để thuốc có tác dụng tốt, trước khi nhỏ thuốc phải hít một ít nước muối để cho chất dịch trong mũi loãng ra. - Vệ sinh mũi bằng nước muối, nước mũi đọng lại thành chất keo thường là nguyên nhân của sổ mũi, vì thế, ta nên rửa chất keo này bằng nước muối để các tế bào có lông chuyển có thể họat động bình thường trở lại. Pha nửa muỗng cà phê với khoảng 250 ml nước. - Uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng. Sẽ giúp bạn đỡ phải đằng hắng hơn. Nên uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. - Bạn nên thỉnh thoảng cho bé dùng 1 thìa mật ong sẽ giúp phòng ngừa virus cảm cúm và các triệu chứng hắt hơi sổ mũi. - Giữ ấm cho trẻ đặc biệt là cổ họng, giữ phòng không bị gió lùa nhưng thoáng khí.
đang nạp các trang xem trước