tailieunhanh - Ebook Huyền thoại Côn Đảo: Phần 2 - NXB Thông tấn xã Việt Nam

Tiếp nối phần 1, phần 2 Ebook Huyền thoại Côn Đảo là danh sách các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tại Côn Đảo, Côn Đảo ngày giải phóng, Côn Đảo - Một thời để nhớ. Mời quý độc giả tham khảo nội dung 2 phần ebook để nhìn lại quá khứ hào hùng của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh do sự độc lập, tự do của dân tộc, của cuộc cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. | HUYỀN THOẠI CÔN ĐẢO NGựơI Tù CÔN ĐẢO Đối với BÁC HỒ Giữa địa ngục trần gian Côn Đảo hầu như tất cả những người tù chính trị giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đều có hình ảnh Bác Hồ trong tim như truyền thống đạo lý phương Đông dành cho những người có công trạng đặc biệt với nước với dân. Đó chính là nguồn động lực thôi thúc và nâng đỡ họ trong cuộc đấu tranh trực diện với quân thù. Không chỉ những người tham gia hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam mà cả những người thuộc đảng phái chính trị đối lập trong chế độ Sài Gòn cũng đều có một thái độ tôn kính đối với Bác. chính sách cưỡng bức tư tưởng của chế độ lao tù miền Nam do Mỹ chỉ huy trực tiếp có một nội dung cực kỳ thâm độc là bắt người tù chính trị phải xúc phạm đến Bác Hồ bằng nhiều hình thức khác nhau. chúng không ngờ rằng chủ trương đó đã đánh thẳng vào nơi sâu kín nhất trong tâm hồn những người dân việt. Và thế là hầu hết những người tù côn Đảo ngoại trừ một số tinh thần chiến đấu thiếu vững vàng và sức chịu đựng có giới hạn đã xung vào hàng trận những người tù trung kiên nhất trực diện chống ly khai cộng sản chống chào cờ chống hô khẩu hiệu xúc phạm đến Bác và chống khổ sai. Kẻ địch trong suốt quá trình tồn tại của chế độ Sài Gòn không thể nào hiểu nổi tại sao có điều kỳ lạ đó khi mà đa số trong hàng trận những người tù trung kiên nhất gồm đủ mọi thành phần trong xã hội lại không phải là Đảng viên Đoàn viên. Không chỉ trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng sinh nhật Bác cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9. những người tù tổ chức học tập tinh thần hy sinh và đạo đức sáng ngời của Người mà hầu như trong suốt những năm tháng ngục tù trong phòng giam cấm cố đông người hay trong xà lim chuồng cọp chỉ một hai người đối diện với bốn bức tường đá âm u lạnh lẽo trong mọi lúc có điều kiện họ vẫn trao nhau những lời những ý những vần thơ của Người. Một điều rất lạ lùng là rất nhiều người chưa một lần được thấy hình ảnh Bác thậm chí chưa được nghe giọng nói của Bác trên

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.