tailieunhanh - Tiểu luận: Thực trạng lạm phát từ năm 2008 đến nay

Chúng ta biết rằng mức lạm phát cao sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, tăng trưởng và lạm phát là hai chỉ số vĩ mô cơ bản của mỗi nền kinh tế nhưng chúng lại biến thiên theo xu hướng ngược chiều nhau khiến các chính phủ thường phải đánh đổi một trong hai hoặc cân bằng hài hòa giữa chúng mỗi khi đưa ra các chính sách phát triển kinh tế. | Nhận xét: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2010 trong khi tỷ lệ lạm phát là 11,75% Mục tiêu phát kinh tế Việt Nam năm 2011 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra và đã được Quốc hội thông qua ngày 08/11/2010 đã nhấn mạnh tới việc tăng cường ổn định vĩ mô và kiềm chế lạm phát nhưng vẫn đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2010. Điều này mâu thuẫn với chính các quy luật kinh tế bởi khi mức tăng trưởng cao thì sẽ đi kèm theo lạm phát mặc cho lạm phát đang diễn biến phức tạp, liên tục tăng cao từ những năm 2007, 2008. Nền kinh tế nước ta có độ mở thương mại lớn nên không thể nói là đã hết bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính thế giới 2008 vẫn còn dai rẳng, đặc biệt là khủng hoảng nợ công hiện tại ở Châu âu sẽ ảnh hưởng không tích cực tới xuất khẩu của đất nước. Tăng trưởng ở nước ta cũng phụ thuộc quá nhiều từ đầu tư thế nhưng chỉ số ICOR về hiệu quả đầu tư của Việt Nam luôn cao chứng tỏ hệu quả sử dụng vốn chưa cao. Tổng kết tình hình kinh tế xã hội chín tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI vượt ngưỡng 18% và chưa có xu hương giảm cho nên không có cơ sở nào có thể khẳng định được chính phủ hoàn thành được mục tiêu kểm soát lạm phát dưới 7% như đã đề ra. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng ước tính tăng 5,76% so với cùng kì năm 2010. Nhâp siêu là 6,84 tỷ USD bằng 9,77% tổng kinh ngạch xuất khẩu 9 tháng.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.