tailieunhanh - Văn mẫu lớp 11: Tìm hiểu “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm từ góc nhìn văn hóa giáo dục

“Chiếu cầu hiền” là một tác phẩm nghị luận chính trị - xã hội độc đáo, có ý nghĩa chính trị, có sức lay động chí, chuyển tâm ý của hiền tài trong thiên hạ. Bài soạn văn đi sâu phân tích tác phẩm “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm từ góc nhìn văn hóa – giáo dục, mời các bạn học sinh tham khảo. | Tìm hiểu Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm từ góc nhìn văn hóa - giáo dục 1. Vài nét về tác giả Ngô Thì Nhậm và tác phẩm Chiếu cầu hiền Ngô Thì Nhậm tự là Hy Doãn hiệu là Đạt Hiên. Ông sinh năm 1746 mất năm 1803 là danh sĩ đời Hậu Lê - Tây Sơn xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn học ở làng Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây hiện nay thuộc địa phận huyện Thanh Trì Hà Nội . Ngô Thì Nhậm đỗ Giải nguyên năm 1768 đỗ Tiến sĩ năm 1775. Làm quan dưới thời Lê - Trịnh khi triều đình lộn xộn ông đã bỏ về quê ở ẩn viết sách. Năm 1786 khi quân Tây Sơn ra Bắc Ngô Thì Nhậm được vua Lê mời ra làm việc. Sau đó năm 1788 ông được Nguyễn Huệ trọng dụng phong làm Thị lang Đại học sĩ thị lang Bộ Lại thượng thư Bộ Binh chuyên lo việc giấy tờ trong quan hệ ngoại giao với nhà Thanh. Ngô Thì Nhậm có hai lần làm chánh sứ sang giao thiệp với nhà Thanh. Ông là một nhà chiến lược nhà ngoại giao tài giỏi. Dưới danh nghĩa vua Quang Trung Ngô Thì Nhậm đã thảo những thư từ gửi hoàng đế nhà Thanh lời lẽ vừa cứng rắn vừa mềm mỏng nhằm kết thúc chiến tranh giữa hai nước ngăn chặn ý đồ gây chiến phục thù của cánh hiếu chiến trong triều Mãn Thanh sau chiến thắng Đống Đa 1789 chuyển quan hệ ngoại giao hai nước từ đối đầu sang hoà hảo góp phần làm cho triều Quang Trung giữ được nền độc lập tự chủ bảo đảm an ninh đối ngoại. Ngô Thì Nhậm có nhiều tác phẩm về sử văn thơ triết học ngoại giao tiêu biểu là Xuân Thu quản kiến Hải Dương chí lược Hy Doãn thi văn tập Hoàng Lê nhất thống chí Kim mã hành dư Yên đài thu vịnh Cúc hoa thi trận Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh Hàn các anh hoa Bang giao hảo thoại . Đóng góp văn học của ông đa dạng về thể loại chính luận chiếu biểu ngoại giao thơ phú . Nội dung thi ca hướng tới quan niệm thi ngôn chí đề cao cái thực trong cảm xúc. Đồng thời ông cũng có nhiều trang luận thuyết triết học xã hội tôn giáo sâu sắc giàu suy tưởng. 2. Chiếu cầu hiền xét từ góc độ giáo dục Chiếu thuộc loại văn nghị luận chính trị - xã hội là văn bản trao đổi giữa nhà vua và thần dân