tailieunhanh - Tìm hiểu Một thời đại trong thi ca

Một thời đại trong thi ca là bài tiểu luận mở đầu cho cuốn thi nhân Việt Nam 1942, tổng kết một cách sâu sắc phong trào thơ mới. Phần cuối bài tiểu luận này tác giả khái quát tinh thần thơ mới qua nội dung chữ tôi. Mời các bạn tham khảo bài tài liệu "Một thời đại trong thi ca" của tác giả Hoài Thanh để cảm nhận sâu sắc hơn về cái tôi trong xã hội lúc bấy giờ. | Tìm hiểu Một thời đại trong thi ca 1. Tác giả văn bản Hoài Thanh 1909 - 1982 tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên sinh tại xã Nghi Trung huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo. Ông tham gia các phong trào yêu nước từ khi còn đi học. Tháng 8 năm 1945 ông tham gia cách mạng và làm Chủ tịch Hội văn hoá cứu quốc ở Huế sau đó giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành văn hoá - nghệ thuật. Hoài Thanh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 2000. Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với phương châm lấy hồn tôi để hiểu hồn người văn phê bình của Hoài Thanh tinh tế tài hoa nhẹ nhàng và ý vị. Tác phẩm chính Văn chương và hành động 1936 Thi nhân Việt Nam 1942 Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 1949 Nói chuyện thơ kháng chiến 1950 Phê bình và tiểu luận 3 tập 1960 1965 1971 - trong đó nổi bật nhất là cuốn Thi nhân Việt Nam. Đoạn trích thể hiện quan niệm của tác giả về tinh thần thơ mới thuộc phần cuối bài Một thời đại trong thi ca - tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam. 2. Phân tích Nhìn lại tiến trình văn học Việt Nam những năm 1930 - 1945 người ta không khỏi giật mình trước sự phát triển kỳ diệu của nó. Sự phân hoá giai cấp trong xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn chương đặc biệt là thơ ca lãng mạn. Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới là một dấu son chói lọi đánh dấu bước phát triển rực rỡ ghi tên một thời đại thơ ca lãng mạn. Đoạn trích tập trung nêu chủ đề Tinh thần Thơ mới có bố cục rõ ràng. Phần 1 từ đầu đến đại thể đặt vấn đề tinh thần thơ mới. Phần 2 tiếp theo đến băn khoăn riêng sự phân biệt thơ cũ và thơ mới cảm xúc chủ đạo của thơ mới. Phần 3 còn lại niềm tin hi vọng vào sự phát triển của thơ mới. Để khẳng định tinh thần của Thơ mới tác giả Hoài Thanh đã sử dụng một cách lập luận chặt chẽ lôgíc. Thơ mới chính là thơ của cái Tôi cá nhân cá thể. Đặc biệt ở phần thứ hai

TỪ KHÓA LIÊN QUAN