tailieunhanh - TRẦM CẢM - PGS-TS Nguyễn Hữu Kỳ Bộ môn Tâm thần - Đại Học Y Khoa Huế
QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ TRẦM CẢM Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn có tỷ lệ rất cao trong nhân dân các nước trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức y tê thế giới, 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm. Các nghiên cứu dịch tễ lâm sàng riêng của nhiều nước còn cao hơn . - Pháp: Trong một năm Trong cả đời Nam: 3,4% 10,7% Nữ : 6,0% 22,4% (Theo levine và Sellouch 1993) - Mỹ 10,3% 17,1% (Theo Kesoler và cộng sự 1994) - Quất động (Thường Tín. | 1 TRẦM CẢM Tên giảng viên PGS-TS Nguyễn Hữu Kỳ Bộ môn Tâm thần - Đại Học Y Khoa Huế Mục tiêu bài giảng 1. Trình bày được tầm quan trọng của vấn đề trầm cảm. 2. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và phân loại trầm cảm. 3. Trình bày được nguyên tắc điều trị và cách sử dụng một số thuốc chống trầm cảm thông thường. Số tiết 4 tiết Nội dung bài giảng I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ TRẦM CẢM Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn có tỷ lệ rất cao trong nhân dân các nước trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức y tê thế giới 5 dân số thế giới có rối loạn trầm cảm. Các nghiên cứu dịch tễ lâm sàng riêng của nhiều nước còn cao hơn . - Pháp Trong một năm Trong cả đời Nam 3 4 10 7 Nữ 6 0 22 4 Theo levine và Sellouch 1993 - Mỹ 10 3 17 1 Theo Kesoler và cộng sự 1994 - Quất động Thường Tín Hà Tây 8 35 . Kielhoz 1974 căn cứ vào kết quả điều tra của trên thầy thuốc hành nghề ở 5 nước Châu Âu Áo Đức Pháp Ý Thuỵ Sĩ cho biết có 10 những bệnh nhân đến các phòng khám đa khoa có rối loạn trầm cảm và 5 là trầm cảm cơ thể. Và 90 các bệnh nhân này đang được các thầy thuốc không chuyên khoa tâm thần điều trị và theo dõi. Thực tế này có thể có những hậu quả nghiêm trọng ở những nơi đang còn thiếu nhiều thầy thuốc tâm thần đồng thời các thầy thuốc đa khoa lại chưa được đào tạo đầy đủ về lâm sàng tâm thần học. Ở đó những bệnh nhân trầm cảm trong một thời gian dài phải nhận nhiều chẩn đoán không đúng khác nhau trước khi đến với chuyên khoa Tâm thần. Do chẩn đoán không đúng nên điều trị không kết quả bệnh nhân trở nên mãn tính và phải chịu nhiều phí tổn đau khổ kéo dài mất lòng tin vào thầy thuốc và y học chẩn đoán và điều trị tiếp theo gặp nhiều khó khăn hơn. Mặt khác rối loạn trầm cảm nếu không được phát hiện kiệp thời và điều trị thích hợp và tích cực sẽ ngày càng nặng hơn và nguy cơ tự sát ngày càng cao hơn. Theo Rouillon nguy cơ tự sát ở bệnh nhân trầm cảm là 10-20 . Do đó ở Việt Nam cần phổ biến kiến thức chẩn đoán và điều trị trầm cảm đến đông đảo thầy thuốc đa khoa và các
đang nạp các trang xem trước