tailieunhanh - Huyền thoại đỉnh Kôn Clon

Vùng cao Đồng Xuân ở Phú Yên từ lâu gắn liền với những huyền thoại, nơi có tiếng trống đôi – cồng ba – chiêng năm cùng điệu múa khoan nhặt của những cô gái Ba Na tràn đầy sức sống, nơi có đỉnh Kôn Clon sừng sững với những gộp đá hoang sơ đầy bí ẩn. | Huyền thoại đỉnh Kôn Clon Vùng cao Đồng Xuân ở Phú Yên từ lâu gắn liền với những huyền thoại nơi có tiếng trống đôi cồng ba chiêng năm cùng điệu múa khoan nhặt của những cô gái Ba Na tràn đầy sức sống nơi có đỉnh Kôn Clon sừng sững với những gộp đá hoang sơ đầy bí ẩn. Tiếng cồng chiêng giữ hồn núi Nhìn từ gộp đá ra miệng hang. Ảnh Nguyễn Đình Kôn Clon tiếng Bana có nghĩa là Núi Đá người Việt gọi là hòn La Hiên có độ cao dưới chân núi là các ngôi làng Xí làng Thoại làng Đồng. của người Ba Na sinh sống. Cung đường đầy đá sỏi gập ghềnh bụi mịt mù trong mùa khô nắng cháy. Một đêm ở lại làng Xí Thoại đã giúp những người khách phương xa hiểu thêm về bộ nhạc cụ trứ danh trống đôi - cồng ba - chiêng năm của người bản địa. Ngồi quanh choé rượu cần bên ánh lửa bập bùng già La Chí Thái đã qua tuổi 70 nhưng vẫn vững tay cùng nhịp trống đôi cho biết Trống đôi - cồng ba - chiêng năm là sự pha trộn nhịp nhàng của tiếng trống theo điệu cồng chiêng âm vang. Các âm thanh trống -cồng - chiêng bổ sung tương tác tạo thành một nhịp điệu hoàn chỉnh tròn vẹn. Trong bộ cồng chiêng tiếng trống giữ vai trò quan trọng nhất . Đêm về khuya già La Chí Thái lại dẫn dắt những khách phương xa sang một huyền thoại khác mà chúng tôi muốn hướng đến đỉnh Kôn Clon. Già chậm rãi kể Thời giặc giã các gộp đá trên đỉnh Kôn Clon chở che cho dân làng quanh chân núi tương truyền ngày xưa vị anh hùng Võ Trứ khi làm cuộc khởi nghĩa ở Phú Yên năm 1898 cũng từng lấy các gộp đá trên đỉnh Kôn Clon làm nơi ẩn náu của nghĩa quân. Ngày nay nhiều người làng vẫn gọi nơi đó là hang Võ Trứ . Chạm mặt huyền thoại Già Măng Cư người dân đường lên đỉnh Kôn Clon Anh Nguyễn Đình Hôm sau chúng tôi khởi hành sớm đến làng Đồng bắt đầu cuộc hành trình chinh phục đỉnh Kôn Clon. Đồng hành cùng chúng tôi có già Măng Cư. Thời chiến tranh già Măng Cư đã từng lấy gộp đá trên đỉnh Kôn Clon làm nơi trú ẩn. Con đường mòn lên đỉnh từ lâu vắng người qua lại bị dây rừng cỏ cây phủ kín. Càng lên cao nắng gay gắt hơn những chai nước cạn .