tailieunhanh - Giáo trình Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng cho hệ đào tạo từ xa): Phần 2
Phần 2 Giáo trình Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng cho hệ đào tạo từ xa) trình bày đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối xây dựng hệ thống chính trị, đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội, đường lối đối ngoại. . | Chương V ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HướNg Xã Hội chủ nghĩa Chương này bao gồm 2 nội dung lớn I. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường. II. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mục đích Sau khi học xong chương này anh chị sẽ - Nắm được những khái niệm cơ bản kinh tế thị trường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể chế kinh tế thể chế kinh tế thị trường thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Thấy được sự cần thiết phải sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. - Nắm được những mục tiêu quan điểm của Đảng về tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. - Nắm được những thành tựu hạn chế của kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Nội dung. I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới a. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp Trước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với những đặc điểm chủ yếu là Thứ nhất Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả các phương hướng sản xuất nguồn vật tư tiền vốn định giá sản phẩm tổ chức bộ máy nhân sự tiền lương. đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn vật tư cho doanh nghiệp doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước. Lỗ thì nhà nước bù lãi thì nhà nước thu. Thứ hai các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh .
đang nạp các trang xem trước