tailieunhanh - Đề tài: Quan hệ kinh tế Việt Nam Trung Quốc trong phát triển kinh tế Việt Nam

Đề tài "Quan hệ kinh tế Việt Nam Trung Quốc trong phát triển kinh tế Việt Nam" được nghiên cứu với các nội dung: Cải cách mở cửa ở Trung Quốc và đổi mới kinh tế ở Việt Nam, quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, một vài nhận xét và khuyến nghị chính sách. Để hiểu rõ hơn tài liệu. | QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT nAm Đánh giá nhân tố Trung Quốc với nền kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách . Bùi Tất Thắng Viện Chiến lược phát triển Nghiên cứu về tác động ảnh hưởng của Trung Quốc đối với phát triển kinh tế Việt Nam là một chủ đề hết sức rộng lớn và phức tạp. Trong phạm vi một bài tham luận nhỏ tham gia Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2014 với chủ đề chung Tái cơ cấu nền kinh tế Kỳ vọng chuyển biến mạnh mẽ và cơ bản chúng tôi xin trình bày một số ý kiến về nhân tố Trung Quốc với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ đầu những năm 1990 đến nay. I. CẢI CÁCH Mở CỨA ở TRUNG QUỐC VÀ ĐỔI MỚI KINH TÉ ở VIỆT NAM Từ đầu thập kỷ 1990 khi quan hệ giữa hai nước Việt - Trung được bình thường hoá thì cũng là lúc quá trình đổi mới và cải cách mở cửa đã đi qua giai đoạn khởi động ban đầu. Tuy thời điểm xuất phát của cải cách mở cửa ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam không trùng nhau nhưng công cuộc cải cách mở cửa và đổi mới đều được thúc đẩy bởi nhu cầu bức bách từ thực tiễn bên trong mỗi nước. Đó chính là quá trình tìm kiếm con đường hay mô hình phát triển phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước khi mà mô hình kế hoạch hoá tập trung đã trở thành nhân tố căn bản cản trở quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khác hẳn với những lần sửa đổi cải tiến hay hoàn thiện công tác quản lý trước đây nhằm sửa chữa những khiếm khuyết của cơ chế kế hoạch hoá tập trung dựa trên chính những nguyên lý cơ sở của cơ chế 155 này công cuộc cải cách mở cửa và đổi mới là sự thay đổi cách tiếp cận tìm kiếm mô hình phát triển là giải phóng tư tưởng ở Trung Quốc và đổi mới tư duy ở Việt Nam hay như cách nói của Đặng Tiểu Bình là cuộc cách mạng lần thứ hai . Tính chất cách mạng của cuộc cải cách mở cửa và đổi mới là từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Sự chuyển đổi này có thể được xem như sự tái hiện tư tưởng về chính sách kinh tế mới NEP của . Lênin hồi đầu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.