tailieunhanh - Lựa chọn máy thu GPS ứng dụng đo đạc khảo sát công trình giao thông
Tài liệu "Lựa chọn máy thu GPS ứng dụng đo đạc khảo sát công trình giao thông" sau đây được trình bày với kết cấu nội dung được chia làm 3 mục: mục 1 đặt vấn đề, mục 2 ứng dụng công nghệ GPS trong khảo sát công trình giao thông, mục 3 kết luận. | Từ năm 1990 đến 1992 quá trình nghiên cứu và thử nghiệm để ứng dụng công nghệ GPS vào đo đạc bản đồ ở nước ta đã rút ra kết luận quan trọng về những đặc điểm chủ yếu của công nghệ định vị GPS là: Tự động hóa cao quá trình đo đạc ngoại nghiệp và xử lý tính toán kết quả đo; độ chính xác cao hơn từ hai đến ba lần so với công nghệ truyền thống; mở rộng khả năng kỹ thuật: đo đạc trên vài nghìn km, xây dựng lưới tọa độ trên biển; định vị những đối tượng chuyển động, đo đạc thành lập bản đồ, dẫn đường trong giao thông vận tải. Nhờ việc ứng dụng công nghệ GPS mà quá trình đo đạc hầu như không chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu; tiết kiệm thời gian đo nhiều lần so với công nghệ truyền thống, không phải dựng cột tiêu, phát cây thông hướng; kinh phí xây dựng lưới giảm từ hai đến ba lần so với công nghệ truyền thống; tạo điều kiện đáp ứng nhanh, đầy đủ, chính xác thông tin, phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, anh ninh. Từ đó đến nay, việc ứng dụng công nghệ GPS đã có những bước phát triển rất lớn. Từ chỗ chỉ có 3 máy thu GPS 1 tần số của hãng TRIMBLE, đến nay ở Việt Nam đã có rất nhiều máy thu GPS các loại của các hãng khác nhau, từ máy thu đặt trên máy bay, máy thu 2 tần số, máy đo động đến máy có độ chính xác trung bình. Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ GPS hiện nay cũng rất đa dạng, từ ứng dụng để xây dựng các mạng lưới toạ độ nhà nước, độ chính xác cao, khoảng cách lớn; ứng dụng trong dẫn đường và xác định toạ độ tim tuyến, đo vẽ mặt cắt, tính khối lượng; xây dựng các mạng lưới toạ độ, độ cao đường chuyền cấp 1, 2; dẫn đường và xác định toạ độ đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển; đo toạ độ độ cao các mốc quốc giới; xây dựng, định vị các mạng lưới công trình . . Giới thiệu hệ thống định vị toàn cầu GPS Nguyên lý định vị GPS Định vị tuyệt đối Đo GPS tuyệt đối được thực hiện trên cơ sở sử dụng đại lượng đo là khoảng cách giả từ vệ tinh đến máy thu theo nguyên tắc giao hội không gian từ các vệ tinh đã biết toạ độ. Từ . | Từ năm 1990 đến 1992 quá trình nghiên cứu và thử nghiệm để ứng dụng công nghệ GPS vào đo đạc bản đồ ở nước ta đã rút ra kết luận quan trọng về những đặc điểm chủ yếu của công nghệ định vị GPS là: Tự động hóa cao quá trình đo đạc ngoại nghiệp và xử lý tính toán kết quả đo; độ chính xác cao hơn từ hai đến ba lần so với công nghệ truyền thống; mở rộng khả năng kỹ thuật: đo đạc trên vài nghìn km, xây dựng lưới tọa độ trên biển; định vị những đối tượng chuyển động, đo đạc thành lập bản đồ, dẫn đường trong giao thông vận tải. Nhờ việc ứng dụng công nghệ GPS mà quá trình đo đạc hầu như không chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu; tiết kiệm thời gian đo nhiều lần so với công nghệ truyền thống, không phải dựng cột tiêu, phát cây thông hướng; kinh phí xây dựng lưới giảm từ hai đến ba lần so với công nghệ truyền thống; tạo điều kiện đáp ứng nhanh, đầy đủ, chính xác thông tin, phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, anh ninh. Từ đó đến nay, việc ứng
đang nạp các trang xem trước