tailieunhanh - Phiếu mô tả hồ sơ dạy học của giáo viên: Truyền thống yêu nước và ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam thời phong kiến

Phiếu mô tả hồ sơ dạy học của giáo viên "Truyền thống yêu nước và ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam thời phong kiến" cung cấp cho các bạn những mục tiêu, yêu cầu, nội dung tóm tắt về truyền thống yêu nước và ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam thời phong kiến. nội dung tài liệu để nắm bắt thông tin chi tiết. | Thời Lý đã thiết lập những Trang, thời Trần thiết lập những Trấn, thời Lê (năm 1426) đặt Tuần Kiểm ở các xứ cửa biển, các đồn, các đảo. để quản lý biển, thu thuế của các tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng biển của ta. Thời Nam - Bắc phân tranh, với việc thành lập và biến các đội Hoàng Sa thành một tổ chức của Nhà nước, quyền làm chủ lãnh hải ở nước ta đã được xác định chính thức. Hàng năm, triều đình thường chọn 70 suất dân ở Cù Lao Ré để bổ sung vào đội này. Họ là những người thông thạo nghề đi biển và có nhiều kinh nghiệm quý báu hoạt động ở những vùng biển nhiều đảo san hô. Nhà Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy dân ở xã An Vĩnh sung vào; hàng năm, đầu tháng 3 đi thuyền ra đảo; sai đội Bắc Hải mộ dân ở phường Tư Chính (Bình Thuận) hoặc xã Cảnh Dương sung vào, được lệnh đi thuyền ra các vùng Bắc Hải, Côn Lôn thu lượm hóa vật. Đội này cũng do đội Hoàng Sa quản lý. Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân cùng đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa để khảo sát và đo vẽ đường biển. Năm 1836, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng lệnh vua ra Hoàng Sa trông nom đo đạc lưu dấu để ghi nhớ.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN