tailieunhanh - Trà Thiếu phụ

Cùng với làn nắng rụt rè tỏa xuống là không khí ấm áp hơi quá mức bình thường của một ngày đầu mùa lan ra không thể nói là chậm chạp dần dà. Chốc sau, nắng tắt đột ngột. Ngước nhìn lên, đã thấy không gian như vừa được phết lên một lớp sơn màu ghi sáng mỏng, hơi ấm lúc nãy vừa phả biến mất, thay vào đó là cái lạnh se bất chợt làm cho người ta thoắt rùng mình. | m mi Ấ 1 Trà Thiêu phụ II ATI Hông Nhu Cùng với làn nắng rụt rè tỏa xuống là không khí ấm áp hơi quá mức bình thường của một ngày đâu mùa lan ra không thê nói là chậm chạp dân dà. Chốc sau nắng tắt đột ngột. Ngước nhìn lên đã thấy không gian như vừa được phết lên một lớp sơn màu ghi sáng mỏng hơi ấm lúc nãy vừa phả biến mất thay vào đó là cái lạnh se bất chợt làm cho người ta thoắt rùng mình. Thuận khép lại tà áo gió khoác ngoài bước chậm hơn vừa đi vừa suy nghĩ vẩn vơ. Ngọn đồi nửa bên này phẳng lì trơ trụi nửa bên kia vun lên rậm rạp van vát như một quả bưởi ai vừa cắt chéo mang một dáng vẻ vừa giấu giếm vừa phơi bày làm cho lòng Thuận bỗng dội lên một niềm nho nhỏ xôn xao mà không biết là niềm gì vui hay buồn từ đâu đến. Chị mỉm cười lắc lắc mái tóc cảm thấy mình lạ lùng khó hiêu như không phải là chính mình vậy. Đường lên mặt vát bên này đê vòng sang mặt tròn bên kia xuống lưng chừng đồi nơi từ đó có thê thấy dưới xa con sông lượn một vòng cung hơi điệu đàng một chút là ngôi nhà cha con ông lão Kiệm người trông coi nương chè của xã. Bà con xóm đồi gọi ông Kiệm thế nhưng thực ra ông mới ngoài năm mươi chưa đến cái tuổi lên lão chẳng qua gọi theo thói quen và một phân vì ngoại hình của ông mà thôi. Ông tâm thước lưng rùa bộ râu quai nón không được chăm sóc kỹ lưỡng luôn rậm rì âm u trên khuôn mặt chữ khẩu ẩn một nét giang hồ lang bạt. Vậy mà trên khuôn mặt đó một đôi mắt dài màu chì khá thanh tú long lanh với cái nhìn không chớp chỉ có thê có được ở người chưa mấy từng trải thì rõ là mắt của một anh học trò Đôi mắt được gắn vào khuôn mặt như một sự bày đặt cố ý lại như một sự ngẫu hứng thâm trâm - Thuận nghĩ bụng. Chẳng biết ông Kiệm đến vùng đồi này từ bao giờ có lẽ đã lâu lắm khi mẹ con Thuận về đây thì bà con trong thôn xã đã coi ông như là dân gốc. Bấy giờ chồng Thuận vừa hy sinh ở mặt trận giấy báo gửi về mãi sáu tháng sau mới đến địa phương phong bì và giấy đánh máy bên trong đã nhàu nhĩ vì bom đạn vì mưa gió đường trường. Đang thời kỳ chiến tranh ác liệt .