tailieunhanh - SKKN: Biện pháp quản lý của GVCN

Để thực hiện tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, mỗi nhà giáo làm công tác chủnhiệm phải có tâm huyết, phải có một hệ thống các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý và giáo dục, phải là một tấm gương tốt cho học sinh. Bài SKKN Biện pháp quản lý của GVCN, hy vọng sẽ giúp ích được cho quý vị khi tìm hiểu vấn đề này. | SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thế Dũng - THPT DTNT tỉnh Lào Cai PHẦN mở ĐẦu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang tích cực tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cùng với việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng phát triển sự nghiệp Giáo dục - đào tạo. Điều 9 Luật Giáo dục 2005 ghi rõ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài Yếu tố quan trọng trong sự phát riển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực. Muốn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục - đào tạo phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững Nghị quyết TW2 khóa VIII . Để tạo ra những con người có tài năng phẩm chất là trách nhiệm to lớn của hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đội ngũ nhà giáo đóng một vai trò quan trọng. Điều 15 Luật giáo dục năm 2005 đã ghi Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục . Ở trường THPT người giáo viên chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng sự giúp đỡ và định hướng sự phát triển nhân cách trí thức của học sinh giáo dục cho các em kĩ năng cần thiết để bước vào cuộc sống tự lập và phát triển. Người giáo viên chủ nhiệm là người quản lý và giáo dục học sinh của một lớp học điều hành mọi hoạt động của tập thể lớp chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình là người gần gũi thân mật là người hướng dẫn chỉ đạo khuyên nhủ học sinh mỗi khi các em gặp khó khăn . do đó có nhiều tác động đến sự phát triển nhân cách của từng học sinh trong tập thể đó. Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai là cơ sở giáo dục có từ 450 đến 470 học sinh là con em của 15 đến 17 dân tộc trong tỉnh chủ yếu là học sinh các dân tộc Mông Dao Tày Nùng tiếp đến là các dân tộc Dáy Phù Lá Xa Phó Hà Nhì . là học sinh đến từ các xã vùng sâu vùng xa có nhiều hạn chế về giao tiếp ngôn ngữ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.