tailieunhanh - SKKN: Biện pháp để quản lý và giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả

Đổi mới đã làm cho kinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân được đổi mới và nâng cao mọi mặt cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó mặt trái của xã hội cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Sự phức tạp đó đã tác động không nhỏ đến trường học, những tệ nạn xã hội, những thói hư tật xấu đã tác động đến một bộ phận học sinh. Mời các bạn tham khảo bài SKKN Biện pháp để quản lý và giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả. | SKKN 2010 - 2011 Lương Thị Hùy - Phó GĐ TT KTTH-HNDN GDTX tỉnh Lào Cai QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRUNG TÂM Giáo dục thường xuyên PHẦN I MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Sự phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta sau khi thực hiện công cuộc đổi mới đã làm cho kinh tế phát triển nhanh đời sống nhân dân được đổi mới và nâng cao mọi mặt cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó mặt trái của xã hội cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Sự phức tạp đó đã tác động không nhỏ đến trường học những tệ nạn xã hội những thói hư tật xấu đã tác động đến một bộ phận học sinh. Trong đó số học sinh đã bị nhiễm và ảnh hưởng nhiều đều tập trung vào học ở các trung tâm GDTX. Hoạt động dạy văn hoá bổ túc THPT hiện nay vẫn là hoạt động chính của các trung tâm GDTX của tỉnh. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng kiến thức việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh đang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Trung tâm. Nếu đạo đức nhân cách bị xuống cấp thì mục đích văn hoá khó có thể thực hiện được. Trung tâm KTTH-HNDN GDTX tỉnh đóng trên địa bàn thành phố Lào Cai. Với vị trí nằm ở đô thị có nhiều tiềm năng phát triển Trung tâm có nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất về đội ngũ giáo nhiên Trung tâm cũng là nơi gặp nhiều khó khăn về đối tượng học sinh ngay từ khi tuyển đầu vào phần lớn học sinh đều có vấn đề về ý thức đạo đức vì vậy chúng tôi phải nghiên cứu tìm hiểu và đề ra nhiều biện pháp để quản lý và giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận của công tác chỉ đạo quản lý giáo dục đạo đức học sinh Về tâm lý lứa tuổi Lứa tuổi học sinh vào học THPT ở Trung tâm hiện nay chủ yếu có độ tuổi từ 16 đến 18 thuộc lứa tuổi vị thành niên. Ở lứa tuổi đang có sự chuyển hoá từ trẻ con trở thành người lớn. Giai đoạn này các em đều có sự phát triển mạnh về thể chất và có sự thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý. Nhiều em rất hăng hái tích cực trong mọi hoạt động nhiều em lại có tính tự ty dễ nổi cáu dễ mất bình tĩnh thiếu tự tin trong xử lý .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN