tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực

Để có được trường học thân thiện, học sinh tích cực, trước hết phải xây dựng từng lớp học thân thiện, học sinh trong từng lớp tích cực thì mới góp phần đảm bảo cho sự thành công của phong trào “xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực”. | - Bước cung cấp kiến thức: Tạo điều kiện cho học sinh thao tác trên vật thật. Chẳng hạn : Bài diện tích hình thang, thay vì cách dạy cũ: giáo viên vẽ lên bảng hình thang , biến thành hình tam giác , rút ra công thức tính . Cách dạy này đã áp đặt học sinh. Thay vì cách dạy như vậy, tôi cho học sinh chuẩn bị sẵn hình thang bằng bìa. Các nhóm thao tác trên bìa cắt hình thang ghép thành hình tam giác. Qua thảo luận HS tự rút ra công thức tính hình thang ( tự phát hiện). Hay Bài thể tích của một hình, thay vì cách dạy cũ, giáo viên dùng vâït dụng như cái ca, thao tác trên nó rồi so sánh, giảng giải rút ra kiến thức thể tích. Cách đó giáo viên đã áp đặt kiến thức cho học sinh, dẫn đến học sinh tiếp thu thụ động. Thay vì cách dạy như vậy, tôi dặn học sinh mang theo vật thật như vỏ lon sữa, chai nước hoặc vỏ lon bia .Tôi yêu cầu học sinh xem thông tin trên vỏ và nêu thể tích của vật đó ( nhóm đôi tìm và cho biết kết quả lẫn nhau). Đặt vấn đề: “ thể tích là gì ?”. Có thể HS nêu : “ Thể tích là lượng nước chứa trong chai, trong lon ( Phương pháp HS tự phát hiện)”. Giáo viên đưa ra cái chai thủng lỗ không chứa gì. 1 học sinh lên thực hành đổ nước vào ( bịt kín lỗ thủng bằng tay sau đó lấy tay ra , nước sẽ chảy ra khỏi chai. Giáo viên hỏi: “ cái chai này có thể tích không ?” ( học sinh thảo luận). Có thể học sinh nêu: có thể tích vì nó chứa được hoặc không có thể tích vì đổ nước vào thì nó chảy ra. Rõ ràng cái chai không có nước vẫn ghi thể tích trên vỏ nên có thể tích. Từ đó rút ra khái niệm thể tích.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN