tailieunhanh - Văn mẫu lớp 9: Bình giảng bài Tống biệt hành

"Tống biệt hành" của Thâm Tâm có một sức ám ảnh rất mạnh, ai đã đọc một lần chắc không bao giờ quên giọng thơ gân guốc, rắn rỏi của nó. Nhưng bên cạnh cái rắn rỏi ây, bài thơ lại rất buồn, buồn mà không sụp xuống, cũng như dứt khoát, dửng dưng mà không vô tình. Bài thơ ngợi ca một người từ giã nhà ra đi theo chí lớn mà vẫn nặng lòng lưu luyến, bịn rịn với gia đình. Mời các bạn tham khảo bài viết Bình giảng bài Tống biệt hành để cảm nhận sâu sắc hơn. | Bình giảng bài thơ Tông biệt hành Đời người và đời thơ của Thâm Tâm đều ngắn ngủi. Ngày nhà thơ mất trên đường hành quân tham gia chiến dịch Cao Bắc Lạng. Năm ấy ông mới ba mươi tuổi. Còn nếu tính từ năm 1938 khi Thâm Tâm cùng gia đình lên Hà Nội kiếm sống bằng nghề vẽ tranh viết văn làm thơ thì tuổi nghề của ông vỏn vẹn chỉ 12 năm. Đã thế Thâm Tâm làm thơ ít số bài thơ bây giờ tập hợp được chỉ độ vài ba chục. Nhưng thơ Thâm Tâm khiến người đời nhớ mãi. Đây là không kể chuyện Thâm Tâm với các bài thơ về hoa ti gôn màu hoa như tím vỡ mọc vô vàn trên các bờ giậu nhưng khi có thơ loài hoa ấy ai cũng phải ngắm nhìn một cách đặc biệt. Tống biệt hành là bài thơ đặc sắc nhất của Thâm Tâm cũng là bài thơ Mới có nhiều ý kiến bình giá khác nhau nhất và cơ hồ chưa phải đã kết thúc. Bài thơ được sáng tác vào năm 1940 không biết đích xác là ngày nào. Năm sau được đưa vào tuyển thơ Thi nhân Việt Nam với lời bình của Hoài Thanh Thơ thất ngôn của bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài dưới đây lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ điệu thơ gấp lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi gân guốc. Không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại. Ý kiến của Hoài Thanh thật xác đáng Tống biệt hành vừa giống thơ cổ vừa không phải thơ cổ đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại. Đó cũng là lí do khiến từ bấy đến nay có biết bao ý kiến khác nhau về Tống biệt hành mà khổ nỗi lại là ý kiến của những người uyên thâm hoặc có quan hệ gần gũi với tác giả. Tên bài thơ Tên bài thơ không có gì là khó hiểu rõ ràng đằng khác tiễn đưa nhau khi li biệt. Chỗ dễ gây khó hiểu duy nhất ở đây là chữ hành. Hành vừa có nghĩa là đi dời đi lại có nghĩa là khúc hát bài ca. Bởi vậy khi dịch nghĩa tên một số bài thơ Đường người ta thường giữ nguyên chữ ấy như Trường Can hành Thôi Hiệu Lũng Tây hành Trần Đào . mặc dù Trường Can Lũng Tây đều là địa danh. Xa hơn nữa người ta thấy hành là thể thơ vốn thịnh hành ở .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN