tailieunhanh - So sánh hiệu quả hấp thụ các yếu tố dinh dưỡng của rong sụn và rong guột chùm trong vùng nuôi hải sản tập trung tại Cát Bà

Bài viết So sánh hiệu quả hấp thụ các yếu tố dinh dưỡng của rong sụn và rong guột chùm trong vùng nuôi hải sản tập trung tại Cát Bà giới thiệu khả năng và hiệu quả hấp thu các yếu tố dinh dưỡng của rong sụn và rong guột tại vùng nuôi hải sản tập trung tại vùng biển Cát Bà. . | Tiểu ban CÒNG NGHỆ SINH HỌC BIỀN VÀ MÕI TRƯỜNG 501 so SÁNH HIỆU QUẢ HẤP THỤ CÁC YÉU TỐ DINH DƯỠNG CỦA RONG SỤN Kapaphycus alvarezii Doty VÀ RONG GUỘT CHÙM Caulerpa racemosa c. Ag. TRONG VÙNG NUÔI HẢI SẢN TẬP TRUNG TẠI CÁT BÀ Đàm Đức Tiến Phạm Văn Lượng Viện Tài nguyên và Môi trường biến Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam I. MỞ ĐÀU Rong Guột Caulerpa microphysa Forsk. c. Ag. và rong Sụn Kaẹaphycus alvarezii Doty Doty là những loài thực vật bậc thấp sống trong môi trường nước biển. Cũng như tất cả các loài thực vật khác thông qua quá trình quang họp khí co2 và các chất dinh dưỡng ưong nước biên được rong Sụn và rong Guột hấp thụ để tổng hợp thành các hợp chất hữu cơ. Trước kia phần lớn vùng biển thuộc quần đảo Cát Bà đều có rong biển phân bố trong đó có rong Guột với diện tích rộng sinh khối lớn. Còn rong Sụn là loài được di nhập từ các tinh miền Trung và trồng thử nghiệm tại một số vùng biển thuộc quần đảo Cát Bà. Hiện tại phần lớn diện tích vùng biển Cát Bà hầu như không còn rong biển. Việc sử dụng rong Sụn và rong Guột để hấp thu các chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi hải sàn tập trung đã có một số tác già quan tâm đến 2 3 4 nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên tại vùng biên Cát Bà góp phần làm sạch môi trường nước biển và dần lấy lại sự cân bằng cho thuỷ vực. Bài báo giới thiệu khả năng và hiệu quả hấp thu các yếu tố dinh dưỡng của rong Sụn Kapaphycus alvarezii Doty Doty và rong Guột Caulerpa racemosa Forsk. c. Ag. tại vùng nuôi hải sản tập trung thuộc vùng biển Cát Bà. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tài liệu Tài liệu được sử dụng trong bài báo là kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Dự án Thực nghiệm xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tại khu vực Vụng Tai Kéo thuộc quần đảo Cát Bà Hải Phòng Sơ đồ Hình 1 . 2. Phương pháp Việc nghiên cứu dựa trên phương pháp đánh giá định lượng khả năng hấp thu các hợp dinh dưỡng trong nước biển ờ vùng nuôi hải sản tập trung. Các lô thí nghiệm và lô đối chứng được thực hiện .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN