tailieunhanh - Hình ảnh người mẹ trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác vào ngày 25 tháng 3 năm 1971, là một trong số những bài thơ hay của ông. Nổi bật trong bài là hình ảnh người mẹ Tà Ôi như là biểu tượng về người mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là một con người rất mực thương con nhưng cũng vô cùng yêu nước. Dường như đứa con yêu quí và đất nước thân thương nuôi con nên người và đánh giặc giải phóng quê hương là những gì trọng đại nhất cao. | Hình ảnh người mẹ trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác vào ngày 25 tháng 3 năm 1971 là một trong số những bài thơ hay của ông. Nổi bật trong bài là hình ảnh người mẹ Tà Ôi như là biểu tượng về người mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là một con người rất mực thương con nhưng cũng vô cùng yêu nước. Dường như đứa con yêu quí và đất nước thân thương nuôi con nên người và đánh giặc giải phóng quê hương là những gì trọng đại nhất cao quí nhất của người mẹ này trong những năm đất nước phải gồng mình chống đế quốc Mĩ xâm lược. Bài thơ đồng thời là lời hát ru. Tác giả ru em Cu Tai ngủ ngoan đồng thời miêu tả hình ảnh người mẹ . Người mẹ trong bài ru em ngủ ngoan nhưng đó là lời ru thầm lời ru trong tim Lưng đưa nôi và tim hát thành lời . Lời ru của tác giả và lời ru của người mẹ nối tiếp nhau đan cài hoà quyện vào nhau làm nên những khúc hát ru vừa đằm thắm dịu dàng vừa trầm tư sâu lắng. Vì kết cấu bài thơ như những khúc hát ru nên bài thơ cứ trở đi trở lại một số khúc giống nhau như những nét nhạc chủ đạo trong một bài hát. Bài thơ có ba khúc ru. Mỗi khúc hát ru là một đoạn thơ. Ở đoạn thơ thứ nhất người mẹ ru con khi địu con trên lưng và giã gạo nuôi bộ đội. Giấc ngủ của em nghiêng nghiêng theo nhịp chày thấm mồ hôi lao động vất cả của mẹ. Người mẹ Tà Ôi thương con nhất mực không lúc nào chịu rời con đã lấy lưng làm nôi và đôi vai gầy làm gối cho con. Và lời ru con của mẹ cất lên bên cối gạo giữa sàn nhà cũng chính là lời tâm sự lời tự nhủ lời mẹ thầm nói với chính mình. Lòng yêu con của mẹ gắn liền với tình thương yêu bộ đội Mẹ thương A Kay mẹ thương bộ đội Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân. Ước mơ của người mẹ nối liền với giấc mơ của con và cùng hội tụ lại trong tình thương yêu sâu sắc những anh bộ đội. Trong đoạn thơ thứ hai bà mẹ Tà Ôi địu con đi tỉa bắp trên núi Ka Lưi. Tình thương yêu và niềm hi vọng vô bờ của người mẹ đối với đứa con được thể hiện bằng lời

TỪ KHÓA LIÊN QUAN