tailieunhanh - Đề tài: Phân tích nội dung và ý nghĩa cán cân thanh toán Quốc tế, liên hệ thực tiễn với Việt Nam giai doạn 2010-2012

Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. để nắm rõ hơn nội dung kiến thức. | Dự đoán sắp tới, cán cân thanh toán tiến triển tích cực, nhưng còn chứa đựng nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tính bền vững: Cán cân thương mại hàng hóa dịch vụ thặng dư chưa vững chắc do có một phần nhu cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng trong nước bị chững lại; thâm hụt cán cân dịch vụ còn cao do Việt Nam chưa đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, vận tải có chất lượng cao; thu nhập từ lãi và đầu tư chuyển về ròng còn âm do chưa kiểm soát được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài và Việt Nam chủ yếu vẫn là nước nhập vốn FDI; thu hút FDI ròng giảm dần qua thời gian. Đáng quan tâm nhất là cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam: (i) cơ cấu mặt hàng chủ yếu là nông sản và tài nguyên nên Việt Nam phụ thuộc nhiều vào biến động giá. Tỷ trọng của hàng công nghiệp ngày càng tăng - năm 1993 gần 70% là sản phẩm thô và sơ chế thì đến 2010 tỷ trọng này chỉ còn trên 34,86% kim ngạch xuất khẩu. Những mặt hàng xuất siêu cao trong năm 2012 chủ yếu là hàng gia công: linh kiện điện thoại, điện tử, thiết bị máy tính. Đây đều là các mặt hàng được các DN nhập khẩu linh kiện về lắp ráp, giá trị gia tăng không cao trong khi đó kéo sự gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu. Thêm vào đó, xuất siêu năm nay phụ thuộc hoàn toàn vào khối DN FDI trong khi lượng vốn FDI đăng ký đang có xu hướng giảm dần. Do vậy, rất khó kỳ vọng Việt Nam tăng đột biến mức thặng dư cán cân thanh toán hiện tại.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.