tailieunhanh - Ebook Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt Nam: Phần 2 - NXB Khoa học xã hội

Eook tập trung vào phát hiện, đánh giá và phân tích các tác động xã hội vùng của việc phát triển khu công nghiệp tới cộng đồng dân cư ở các địa phương xung quanh khu công nghiệp. Đồng thời giới thiệu một số kinh nghiệm của các nước Đông Á về tác động xã hội vùng của khu công nghiệp. Sau đây là phần 2 của ebook. | Chương 3 KINH NGHIỆM ĐÔNG Á Chương này điểm qua kinh nghiệm của một số nước Đông Á Đông Bắc Á và Đông Nam Á về những tác động xã hội vùng nhìn từ góc độ của Việt Nam của khu công nghiệp có thể xảy ra và kinh nghiệm giải quyết của họ. Tám nước hoặc vùng lãnh thổ có nhiều khu công nghiệp được xem xét theo trình tự từ Bắc xuống Nam từ Đông sang Tây về vị trí địa lý gồm Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan Trung Quốc Philippines Thái Lan Malaysia và Indonesia. I. NHẬT BẢN Nền công nghiệp hiện đại bắt đầu phát triển ở Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19. Nhà máy luyện thép biểu tượng của công nghiệp nặng đầu tiên ở Nhật Bản được xây vào năm 1901 ở Kitakyushu ngày nay. Cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai các nhà máy công nghiệp tuy được xây dựng khá tập trung nhưng những khu vực được quy hoạch riêng và cụ thể cho nhà máy còn chưa có. Sau chiến tranh Nhật Bản quan tâm đẩy mạnh công nghiệp hóa để tăng trưởng nhanh. Để tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chính phủ Nhật Bản đã xây dựng quy hoạch các vùng công nghiệp kogyo chitai hoặc kogyo chiikiỴ Đây là những Chương 3 Kinh nghiệm Đông Á 135 vùng được xác định làm nơi ưu tiên cho phát triển công nghiệp. Trong các vùng này có những khu vực chuyên dụng cho đặt nhà máy công nghiệp kogyo senko chiiki hoặc kogyo seibi tokubetsu chiikỉỴ Các nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đấu thầu và được giao phát triển các khu công nghiệp kogyo danchỉ trong các khu vực chuyên dụng nói trên. Đến nay Nhật Bản có khoảng gần 20 vùng công nghiệp mà nhiều vùng trong số đó nằm kề nhau tạo thành một dải công nghiệp và đô thị dọc Thái Bình Dương mà Nhật Bản gọi chung là vành đai Thái Bình Dương Taiheiyo beruto . Tuy nhiên cần lưu ý là các vùng công nghiệp khu công nghiệp ở Nhật Bản được thành lập không đơn giản vì mục đích cung cấp chỗ đặt nhà máy mà còn vì muốn đưa các nhà máy ra những khu vực mà chính phủ mong đợi. Mục đích thứ hai của chính phủ đã thất bại vì các vùng công nghiệp và khu công nghiệp xa Thái Bình Dương đã gặp khó khăn khi thu hút các nhà .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN