tailieunhanh - Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam: Phần 2 - PGS.TS Hà Thị Liên Mai

Phần 2 của Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có nội dung giới thiệu về quan hệ pháp luật giữa vợ chồng, quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và các con, quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình, chấm dứt hôn nhân, hậu quả pháp lý của ly hôn, giám hộ trong gia đình, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. | ChươNG VI QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA vợ CHỒNG I. KHÁI NIỆM VỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA vợ VÀ CHồNG Theo nguyên tắc chung kể từ khi việc kết hôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận giữa nam và nữ đã phát sinh quan hệ vợ chồng hợp pháp khoản 2 6 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình nám 2000 . Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản. Những quyền và nghĩa vụ này được phát sinh và gắn liền tương ứng giữa vợ và chồng với nhau. Chỉ với tư cách là vợ là chồng của nhau mới được thực hiện quyền và phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng với nhau. Nói cách khác các quyền và nghĩa vụ nhân thân tài sản giữa vợ chồng cũng có tính chất gắn liền với nhân thân của vợ chồng không thể chuyển giao cho người khác. Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng là quan hệ giữa một người đàn ông và một người đàn bà phát sinh dựa trên sự kiện kết hôn có quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản được qui định theo pháp luật hôn nhân và gia đình. Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và tài sản trong đó nghĩa vụ và quyền về nhân thân là nội dung chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Nội dung các quyền và nghĩa vụ này chịu sự quy định bởi bản chất giai cấp. Ớ mỗi giai đoạn phát triển với mỗi chế độ xã hội khác nhau quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được quy định khác nhau. Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng thể hiện tính giai cấp sâu sắc. Trước cách mạng tháng Tám 1945 sự bất bình đẳng giữa nam và nữ là đặc trưng cơ bản của pháp luật nhà nước thực dân phong kiến trong đó có sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Quan hệ giữa vợ và chồng thời kỳ này là quan hệ quyền uy phục tùng. Pháp luật thực dân- phong kiến quan tâm bảo vệ quyền gia trưởng của người chồng thiết lập cho họ một vị trí chúa tể trong gia đình còn người vợ được xác định là người vô năng lực pháp lý về mặt hộ . Với địa vị pháp lý như vậy trong gia đình người vợ luôn phải phụ thuộc vào chồng và phục tùng chồng. Thuyết tam tong tứ đúc và quan niệm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.