tailieunhanh - Bài giảng Kỹ thuật bào chế và phương pháp kiểm nghiệm thuốc tiêm

Bài giảng Kỹ thuật bào chế và phương pháp kiểm nghiệm thuốc tiêm bao gồm những nội dung về đại cương thuốc tiêm, thành phần thuốc tiêm, kĩ thuật pha chế thuốc tiêm, yêu cầu chất lượng đối với thuốc tiêm, sinh khả dụng của thuốc tiêm, kiểm nghiệm thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền. | Kỹ thuật bào chế và phương pháp kiểm nghiệm thuốc tiêm ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC TIÊM Định nghĩa: Thuốc tiêm là dạng thuốc vô khuẩn, có thể ở dạng lỏng(dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương) hoặc có thể ở dạng bột được đóng cùng với một ống chất lỏng thích hợp dùng để pha chế thành dung dịch hay hỗn dịch ngay trước khi tiêm, để tiêm vào cơ thể theo nhiều đường tiêm khác nhau. Các đường đưa thuốc Thuốc được tiêm vào cơ thể theo các đường tiêm khác nhau. Đối với mỗi đường tiêm thuốc vào cơ thể chỉ dung nạp được một thể tích thuốc nhất định. Các đường tiêm thuốc khác nhau có yêu cầu về đẳng trương, chất gây sốt, độ trong, các chất được thêm vào trong công thức thuốc rất khác nhau Do vậy, các nhà bào chế cần phải biết được yêu cầu, đặc điểm của từng đường tiêm thuốc để vận dụng khi nghiên cứu xây dựng công thức, trong sản xuất cũng như hướng dẫn sử dụng các chế phẩm thuốc tiêm một cách có hiệu quả và an toàn nhất. Các đường tiêm thường gặp: Tiêm trong da. Tiêm dưới da. Tiêm bắp. Tiêm tĩnh mạch. . | Kỹ thuật bào chế và phương pháp kiểm nghiệm thuốc tiêm ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC TIÊM Định nghĩa: Thuốc tiêm là dạng thuốc vô khuẩn, có thể ở dạng lỏng(dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương) hoặc có thể ở dạng bột được đóng cùng với một ống chất lỏng thích hợp dùng để pha chế thành dung dịch hay hỗn dịch ngay trước khi tiêm, để tiêm vào cơ thể theo nhiều đường tiêm khác nhau. Các đường đưa thuốc Thuốc được tiêm vào cơ thể theo các đường tiêm khác nhau. Đối với mỗi đường tiêm thuốc vào cơ thể chỉ dung nạp được một thể tích thuốc nhất định. Các đường tiêm thuốc khác nhau có yêu cầu về đẳng trương, chất gây sốt, độ trong, các chất được thêm vào trong công thức thuốc rất khác nhau Do vậy, các nhà bào chế cần phải biết được yêu cầu, đặc điểm của từng đường tiêm thuốc để vận dụng khi nghiên cứu xây dựng công thức, trong sản xuất cũng như hướng dẫn sử dụng các chế phẩm thuốc tiêm một cách có hiệu quả và an toàn nhất. Các đường tiêm thường gặp: Tiêm trong da. Tiêm dưới da. Tiêm bắp. Tiêm tĩnh mạch. Tiêm động mạch. Tiêm trực tiếp vào cơ tim. Tiêm cột sống. Tiêm vào khớp hoặc túi bao khớp Tiêm vào mắt Phân loại thuốc tiêm Dựa theo đường tiêm thuốc: Dựa theo hệ phân tán Dựa theo bản chất của dung môi dùng pha thuốc tiêm Dựa theo nguồn gốc và mục đích sử dụng Dựa theo liều dùng Những ưu điểm và hạn chế của dạng thuốc tiêm Ưu điểm: Tiêm trực tiếp vào mạch máu hoặc cơ quan đích thì dược chất không phải tham gia vào quá trình hấp thu mà được đưa thẳng tới nơi tác dụng của thuốc nên có thể gây ra đáp ứng sinh học tức thì. Thuốc tiêm là dạng thuốc thích hợp với nhiều dược chất không thể dùng theo đường uống. Thuốc tiêm cho phép khu trú tác dụng của thuốc tại nơi tiêm nhằm tăng cường tác dụng tại đích và hạn chế hoặc tránh những tác dụng độc đối với cơ thể. Tiêm là đường dùng thuốc tốt nhất trong các trường hợp: người bệnh bị ngất, không kiểm soát được bản thân hoặc không thể dùng theo đường uống Thuốc tiêm cho phép thiết lập lại sự mất cân bằng về nước, chất điện giải, cung cấp các chất .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.