tailieunhanh - Giáo trình Khoa học quản lý 2 - GS. Trần Phương

Giáo trình Khoa học quản lý - Phương giới thiệu khái quát về khoa học quản lý, thông qua việc tìm hiểu các lý thuyết quản lý nổi tiếng nhất trong thế kỷ XX. Trên cơ sở đó sẽ đi sâu vào từng phần của khoa học quản lý, và học tốt. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH KHOA HỌC ỌUẢN LÝ 2 Biên soạn Giáo sư Trần Phương Lời dặn Giáo trình chỉ có nhiệm vụ trình bày tóm tắt những nội dung cốt yêu của môn học. Học viên cẩn tham khảo thêm các tài liệu khác trước nhất là các tài liệu sau đây - Những vấn đề cốt yếu của quản lý Harold Koontz . - Tinh hoa quản lý Nguyễn Cảnh Chắt dịch và biên soạn từ tiếng Trung Quốc . - Học tập quản lý . LƯU HÀNH NỘI BỘ PHẤN MỞ ĐẤU 1- MỤC ĐÍCH NỘI DUNG BẢI GIẢNG Bài này là bài mở đầu cho một loạt bài giảng về quản lý. Mục đích là giới thiệu khái quát về khoa học quản lý thông qua việc tìm hiểu các lý thuyết quản lý nổi tiếng nhất trong thế kỷ XX. Trên co sở đó sẽ đi sâu vào từng phẩn của khoa học quản lý qua các bài giảng tiếp theo. Giáo trình này không trình bày toàn bộ nội dung của Khoa học quản lý như nhiều cuốn sách giáo khoa về Quản trị học đã làm. Vì làm như vậy sẽ dẫn đến trùng lặp với các bài sau. Vả chăng khó có một cuốn sách nào trình bày được đẩy đủ nội dung của một môn khoa học rộng lớn như vậy. Sau khi tìm hiểu các lý thuyết quản lý trong thế kỷ XX học viên sẽ có được một cái nhìn khái quát về khoa học quản lý từ đó có thể liên hệ với thực tiễn quản lý của xã hội hoặc của bản thân mình rút ra những kết luận có tính nguyên tắc định hướng cho mình. Sang các bài sau sẽ đi sâu vào các phưong pháp kỹ năng về từng mặt của quản lý cũng tức là từng chức năng của quản lý. 2- Sù CAN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ C. Mác Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn thì đều phải có một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải làm những chức năng chung tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của co thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành co thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng một giàn nhạc thì cẩn phải có một nhạc trưởng . Tư bản Quyển thứ nhất chưong XIII Hiệp tác. 3- PHẢI HỌC .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN