tailieunhanh - Giáo trình khoa học quản lý - ThS.Phạm Quang Lê

Giáo trình khoa học quản lý vận dụng vào quản lý doanh nghiệp được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên và các nhà quản lý doanh nghiệp những kiến thức cơ bản nhập môn về khoa học quản lý, trong đó đặc biệt đề cập sâu hơn về quản lý hoạt động kinh doanh. và học tốt. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA QUẢN Lý KINH DOANH GIÁO TRÌNH KHOA HỌC ỌUẢN LÝ 1 VẬN DỤNG VÀO QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Biên soạn KS. ThS. Phạm Quang Lê Lưu HÀNH NỘI BỘ Hà Nội 2007 5 LỜI NÓI ĐẦU Từ xa xưa khi các hoạt động trong xã hội còn tương đối đơn giản với quy mô chưa lớn công việc quản lý được thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm với sự linh hoạt nhạy bén của người đứng đẩu tổ chức. Kinh nghiệm ngày càng phong phú và người ta rút ra được từ đó những điều mang tính quy luật có thể vận dụng trong nhiều tình huống tương tự. Ngày nay hoạt động quản lý chủ yếu dựa trên cơ sở khoa học qua tổng kết khái quát từ thực tiễn sinh động để trở thành khoa học quản lý. Khoa học quản lý đã gẩn như trở thành một ngành khoa học hoàn chỉnh bắc cẩu giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội dựa trên những tư tưởng triết học thấm nhuẩn các giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng xã hội. Lênin coi khoa học quản lý là thành tựu chung của nhân loại mà các nước tư bản là người đẩu tiên biết sử dụng như một công cụ hữu hiệu để phát triển kinh tế và thiết lập trật tự xã hội. Ông kêu gọi những người cộng sản phải học tập chủ nghĩa xã hội ở phẩn lớn những người lãnh đạo các tờ - rớt những nhà tổ chức lớn nhất của chủ nghĩa tư bản bởi lẽ năng suất lao động xã hội là nhân tố quyết định thắng lợi của một chế độ chính trị - xã hội . Khoa học quản lý như ta thấy ngày nay là kết quả của cả một quá trình nhiều năm tổng kết từ thực tiễn quản lý và không ngừng được bổ sung nâng cao nhằm đáp ứng yêu cẩu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là một ngành khoa học luôn luôn sáng tạo được vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế chính trị văn hoá xã hội của mỗi nước ở từng thời kỳ khác nhau. Ngay ở các nước phát triển cao vẫn đang còn không ít vấn đề về quản lý cẩn tiếp tục nghiên cứu tranh luận để làm sáng tỏ và phong phú thêm. Đối với Việt Nam nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Do xuất phát chậm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN