tailieunhanh - Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2012-2013 môn Ngữ văn 10 - Trường THPT Lê Thánh Tông
Nhằm giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. "Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2012-2013 môn Ngữ văn 10 - Trường THPT Lê Thánh Tông" kèm đáp án dưới đây. | SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 10 – Chương trình Chuẩn Môn: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2012- 2013 (Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 10 – Chương trình Chuẩn Câu 1: ( 4 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận ( khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Câu 2: ( 6 điểm) Cảm nhận của anh( chị ) về bài thơ “ Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão: Phiên âm: Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. Dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Câu 1: Bài viết đảm bảo những yêu cầu sau: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. ( điểm) 2. Thân bài: (3 điểm) - Giải thích khái niệm ô nhiễm môi trường ( điểm) - Trình bày về thực trạng về ô nhiễm môi trường hiện nay, đặc biệt ở Việt Nam và địa phương đang sinh sống. ( dẫn chứng ) ( điểm) - Ô nhiễm môi trường tăng nhanh là do các nguyên nhân: kinh tế phát triển, tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; dân số tăng nhanh; do ý thức của người dân.( điểm) - Ô nhiễm môi trường gây hậu quả nghiêm trọng: huỷ diệt môi trường sống; ảnh hưởng sức khoẻ con người, gây ra các dịch bệnh, chất lượng cuộc sống giảm sút; gây biến đổi khí hậu toàn cầu; làm mất cảnh quan môi trường.( điểm) - Cần có những biện pháp để hạn chế tốc độ ô nhiễm môi trường, cải tạo môi trường sống ( điểm) - Thái độ và hành động của bản thân ( điểm) 3. Kết bài: ( điểm) Khẳng định lại sự cấp thiết của vấn đề, kêu gọi nỗ lực hành động một cách thiết thực vì môi trường xanh, sạch, đẹp. Câu 2: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài: ( 1 điểm) Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và trích được bài thơ 2. Thân bài: ( 4 điểm) a. Nội dung: ( 3 điểm) - Hai câu đầu: Vóc dáng hùng dũng ( 1,5 điểm) + Hình ảnh tráng sĩ: hiện lên qua tư thế “ cầm ngang ngọn giáo” (hoành sóc) giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. + Hình ảnh “ba quân” hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng. + Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần - “hào khí Đông A” - Hai câu sau: Khát vọng hào hùng ( điểm) + Khát vọng lập công danh để thoả “ chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “ tận trung báo quốc” + Thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A. b. Nghệ thuật: ( 1 điểm) - Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. - Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc 3. Kết bài: ( 1 điểm) - Khẳng định ý nghĩa của bài thơ: Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. - Rút ra bài học cho bản thân Lưu ý: GV linh hoạt khi chấm bài, khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo. **************************Hết**************************
đang nạp các trang xem trước