tailieunhanh - Đề bài: Từ những chỉ dẫn của các tác gia kinh điển và quan điểm của các học giả trong, ngoài nước, hãy trình bày ý kiến của anh (chị) về phương thức sản xuất Châu Á
Đề bài "Từ những chỉ dẫn của các tác gia kinh điển và quan điểm của các học giả trong, ngoài nước, hãy trình bày ý kiến của anh (chị) về phương thức sản xuất Châu Á" giới thiệu đến các bạn những nội dung về quan điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài, quan điểm của các nhà nghiên cứu trong nước về phương thức sản xuất Châu Á,. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | Thời Lý - Trần - Hồ (1010 - 1407), là giai đoạn củng cố và phát triển nhà nước trung ương tập quyền. Vua là người nắm trọn mọi quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) và cả thần quyền; là chủ sở hữu tối cao ruộng đất cả nước. Vị trí độc tôn của nhà vua trong xã hội còn được thể hiện ở phẩm phục: Là người duy nhất trong nước được mặc áo sắc vàng, áo thêu rồng, trâm cài búi tóc bằng vàng (từ thời Lý Cao Tông). Tuy nhiên, các vị hoàng đế Đại Việt thời kỳ này vẫn chưa thực sự được gọi là chuyên quyền; họ vừa là Hoàng đế của nhà nước quân chủ, vừa là thủ lĩnh của cả cộng đồng dân tộc; vừa là người đại diện cao nhất của giai cấp thống trị và bóc lột nhưng vẫn còn dáng dấp “ người cha của số đông các công xã ”. Đến thời Trần, nhà nước đã bước đầu vươn bàn tay quyền lực đến các làng xã (đặt chức đại, tiểu tư xã, hoặc có người kiêm 2, 3, 4 xã cùng xã chính, xã xử, xã giám gọi là xã quan), tuy nhiên những mối quan hệ trong các làng xã về cơ bản vẫn không khác so với thời kỳ trước. Ruộng đất trong làng xã vẫn là ruộng công, nhà nước có vai trò sở hữu tối cao và gián tiếp. Làng xã sở hữu trực tiếp nhưng có tính chất tương đối (trong điều kiện nhất định nhà nước có quyền lấy ruộng đất của làng xã để ban cấp cho quan lại). Làng xã phân cho dân đinh cày cấy, và thu tô thuế, làng xã là trung gian. Người nông dân chỉ có quyền chiếm hữu. Bên cạnh đó còn có ruộng quốc khố, ruộng nhà chùa. Nhưng bao trùm lên tất cả các bộ phận ruộng đất đó là quyền sở hữu tối cao của nhà vua. Với tư cách là chủ sở hữu tối cao ruộng đất của cả nước, nhà vua có toàn quyền thu thuế hoặc phong cấp đất đai cho vương hầu, quý tộc, nhà chùa nhưng những người được phong không có quyền đem bán mua, trao đổi, truyền tử lưu tôn. Nghĩa là họ chỉ có quyền chiếm dụng chứ không có quyền định đoạt. Mặc dù thời kỳ này đã có sở hữu tư nhân về đất đai được nhà nước thừa nhận, nhưng quyền sở hữu tư nhân bị quyền sở hữu nhà vua hạn chế ở tất cả các quyền năng. Chỉ có quyền sở hữu của nhà vua mới là quyền sở hữu tyệt đối. Ví như chế độ thái ấp thời Trần, nhà nước phong cho quan lại cao cấp hoặc các vương hầu một vài làng xã, nhưng vẫn có quyền thu lại, con cháu không được hưởng thái ấp của ông cha. Chủ thái ấp chỉ có quyền thu tô của làng xã đó. Xét cho cùng, thái ấp không thuộc phạm trù tư hữu một cách hoàn toàn; nhà nước vẫn có quyền sở hữu tối cao, khác rất nhiều so với các lãnh địa phương Tây. Về xã hội, thời kỳ này mang kết cấu đẳng cấp là chủ yếu, bao gồm : Quý tộc (khối vua quan, sư sãi, trí thức nho học cao cấp); bình dân (nông dân làng xã, địa chủ, trí thức nho học, sư sãi ); nô tỳ: quan nô (nhà nước), gia nô (tư nhân), tam bảo nô (ở chùa). Mối quan hệ bóc lột chủ yếu là giữa nhà nước và nông dân làng xã thông qua tô thuế hàng năm.
đang nạp các trang xem trước