tailieunhanh - Phân tích bức chân dung người lính Tây Tiến trong khổ 3 của bài thơ

Quang Dũng (1921-1988 ) là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và xứ Đoài quê mình. - Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời thơ, phong cách sáng tác của ông. - Bài thơ bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và. | Phân tích bức chân dung người lính T ây Tiến trong khổ 3 của bài thơ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Sông Mã gầm lên khúc độc hành bài . - Quang Dũng 1921-1988 là nghệ sĩ đa tài có hồn thơ phóng khoáng hồn hậu lãng mạn và tài hoa đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và xứ Đoài quê mình. - Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất tiêu biểu cho đời thơ phong cách sáng tác của ông. - Bài thơ bằng bút pháp lãng mạn sự sáng tạo về hình ảnh ngôn ngữ giọng điệu đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ mĩ lệ . Có thể nói nỗi nhớ da diết những người đồng đội Tây Tiến của Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ khắc hoạ bức chân dung người lính Tây Tiến Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành II. Thân bài . thiệu Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ Mây đầu ô xuất bản năm 1986 nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc. Tác giả sáng tác bài thơ này từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác. Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quânTây Tiến khá rộng chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội có nhiều học sinh sinh viên trong đó có Quang Dũng. Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng. Hoạt động được hơn một năm thì đơn vị Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. Lúc đầu nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ Tây Tiến nhưng sau đó lại đổi lại là Tây Tiến. Bài thơ được sáng tác dựa trên nỗi nhớ hồi ức kỉ niệm của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN