tailieunhanh - Quản trị Kinh doanh Quốc tế - Tình huống 3: Sự thay đổi văn hoá của Nhật Bản và công ty Matsushita

Bài tập tình huống sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh, phương thức kinh doanh và bài học kinh doanh của công ty Matsushita và sự thay đổi văn hoá kinh doanh của Nhật Bản, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. | Quản trị Kinh doanh Quốc tế 1 Tình huống 3 Sự thay đổi văn hoá của Nhật Bản và công ty Matsushita Được thành lập từ năm 1920 Matsushita một công ty khổng lồ trong lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng ở vị trí hàng đầu của sự thành đạt tại Nhật Bản về tầm vóc của sức mạnh kinh tế trong những năm 1970 và 1980. Như nhiều doanh nghiệp lâu đời khác ở Nhật Matsushita được xem là thành trì của những giá trị Nhật Bản truyền thống dựa trên sự gắn bó với nhóm trách nhiệm hỗ tương và sự trung thành đối với công ty. Một số nhà bình luận đã gắn sự thành công của Matsushita và sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản với sự hiện hữu của những giá trị của đạo Khổng ở nơi làm việc. Ở Matsushita nhân viên được chăm sóc bởi công ty từ khi chào đời đến lúc xuôi tay . Matsushita mang lại cho họ nhiều nguồn lợi bao gồm nhà giá rẻ công việc làm bảo đảm suốt đời hệ thống trả lương dựa trên sự thâm niên và lợi tức chia thêm khi về hưu hậu hĩnh. Ngược lại Matsushita yêu cầu và nhận lại lòng trung thành và sự làm việc chăm chỉ từ nhân viên của mình. Đối với thế hệ sau chiến tranh ở Nhật Bản đấu tranh để phục hồi từ sự nhục nhã của bại trận có vẻ là một cam kết công bằng. Những nhân viên làm việc chăm chỉ vì sự tốt đẹp hơn cho Matsushita và Matsushita đáp lại bằng cách đem lại cho họ những điều hạnh phúc. Tuy nhiên văn hoá không phải mãi không thay đổi. Theo một số nhà quan sát thế hệ sinh ra sau năm 1964 không có sự tận tuỵ cho những giá trị Nhật Bản truyền thống như cha mẹ họ. Họ lớn lên trong một thế giới giàu có hơn nơi mà chính họ bắt đầu chịu ảnh hưởng của những ý tưởng phương tây và nơi mà các khả năng dường như lớn hơn. Họ không muốn buộc chặt vào công ty suốt đời không muốn trở thành một người làm công hưởng lương . Những khuynh hướng này giữ vị trí chủ đạo trong những năm 1990 khi nền kinh tế Nhật Bản bước vào sự khủng hoảng kinh tế kéo dài. Khi thập niên này diễn ra lần lượt các công ty Nhật Bản bị buộc phải thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống của họ. Đầu tiên một cách chậm rãi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN