tailieunhanh - Chất thép trong thơ "Hồ Chí Minh "
Về " Chất thép" trong thơ Hồ Chí Minh Thời gian gần đây, trên báo chí xuất hiện nhiều quan niệm hạ thấp chức năng, vai trò xã hội của văn học, nghệ thuật (chẳng hạn như quan niệm văn học, nghệ thuật chỉ là nỗi buồn đau và đề cao quá đáng “sức mạnh của nỗi buồn” (!); hoặc nói rằng văn nghệ chẳng bao giờ là “vũ khí” gì cả ! ) và thực tế là trên văn đàn đầy những tiếng rên rỉ bất lực (chứ không phải là nỗi buồn có sức mạnh như các. | Chất thép trong thơ Hồ Chí Minh về Chất thép trong thơ Hồ Chí Minh Thời gian gần đây trên báo chí xuất hiện nhiều quan niệm hạ thấp chức năng vai trò xã hội của văn học nghệ thuật chẳng hạn như quan niệm văn học nghệ thuật chỉ là nỗi buồn đau và đề cao quá đáng sức mạnh của nỗi buồn hoặc nói rằng văn nghệ chẳng bao giờ là vũ khí gì cả . và thực tế là trên văn đàn đầy những tiếng rên rỉ bất lực chứ không phải là nỗi buồn có sức mạnh như các thi sĩ lãng mạn cách mạng trước đây Buồn ta ấy lửa đang nhen - buồn ta ấy rượu lên men say nồng . . Nếu như trước đây chúng ta có lúc cực đoan trong việc thể hiện cái anh hùng cái cao cả thì có thể nói giờ đây người ta lại rơi vào cực đoan khác giọng điệu bi lụy chứ không phải là bi kịch theo ý nghĩa mỹ học của từ này dường như trở thành gam chủ đạo . Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên trong bài viết này chúng ta hãy tìm hiểu quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ chủ yếu ở khía cạnh thiên chức của văn nghệ sĩ . Khi nói về mặt trận văn hóa văn nghệ điều quan trọng hàng đầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh là thiên chức của văn nghệ sĩ. về vấn đề này sau khi bài thơ Cảm tưởng đọc Thiên gia thi của Người được công bố người ta coi đó là tuyên ngôn nghệ thuật của Người và đó cũng là ý tưởng lớn cấu thành đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng. Tuy nhiên do cách dịch bài thơ chưa hết ý nên đã xảy ra sự hiểu sai lệch quan niệm của Người. Nguyên văn bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bằng chữ Hán như sau Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong. Hiện đại thi trung ưng hữu thiết Thi gia đã yếu hội xung phong. Bản dịch Nhật ký trong tù của Viện Văn học NXB Văn học 1960 dịch là Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp 1 Mây gió trăng hoa tuyết núi sông . Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong . Bản dịch này đã trở thành quen thuộc được giảng dạy ở trường phổ thông cũng như đại học và hầu như được nhắc đến ở mọi bài viết khi đề cập đến thơ Hồ Chí Minh đến tư tưởng văn hóa văn .
đang nạp các trang xem trước