tailieunhanh - Ông đồ : cảm thức về thời gian và nỗi niềm dâu bể

Năm xưa, cách đây hơn nửa thế kỷ, trong những dòng phê bình dành cho Vũ Đình Liên. Hoài Thanh đã gọi bài thơ Ông đồ là một kiệt tác. Ông cho rằng hai nguồn thi cảm chính của Vũ Đình Liên là: "Lòng thương người và tình hoaì cổ. Người thương những cảnh thân tàn ma dại và người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có lần hai nguồn thư cảm ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: "Ông đồ" (Thi nhân Việt Nam, NXB Hoa Tiên). Ý kiến. | Ông đồ cảm thức về thời gian và nỗi niềm dâu bể Năm xưa cách đây hơn nửa thế kỷ trong những dòng phê bình dành cho Vũ Đình Liên. Hoài Thanh đã gọi bài thơ Ông đồ là một kiệt tác. Ông cho rằng hai nguồn thi cảm chính của Vũ Đình Liên là Lòng thương người và tình hoaì cổ. Người thương những cảnh thân tàn ma dại và người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có lần hai nguồn thư cảm ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác Ông đồ Thi nhân Việt Nam NXB Hoa Tiên . Ý kiến của Hoài Thanh đã như một khuyên son điểm vào đời thơ Vũ Đình Liên. Và thời gian ngày càng chứng tỏ nhà phê bình của chúng ta rất tinh tường nhạy cảm. Nhưng bởi vì sao hôm nay chúng ta laị vẫn loay hoay trở lại cái công việc mà Hoài Thanh đã làm khẽ khàng lật một di vật xưa mà soi ngắm dò tìm Tại sao Ông đồ của Vũ Đình Liên mà không là một bài thơ nào khác Tôi tự hỏi và cảm giác thấy đây không hề là sự lựa chọn ngẫu nhiên. Đập cổ kính ra tìm lấy bóng . Phải chăng anh chị tôi chúng ta đang đi tìm bóng dáng mình ở mảnh kính Ông đồ Hình dung bài thơ như một bộ phim tài liệu quay chậm. Bốn khổ thơ đầu là những cận cảnh không gian không thay đổi mà chỉ có những biến thái nhỏ thời gian xoay chuyển từng năm khổ cuối một nửa là cận cảnh Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Nhân vật chính đã biến mất để cuối cùng phim dừng lại rất lâu ở một nền g lộng đầy mây trắng Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ Vũ Đình Liên đã tiết kiệm lời thơ đến mức tối đa để sự vật tự lên tiếng - và đó là một đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh vì thế những ấn tượng đập vào mắt người đọc rất nhanh cộng với chiều sâu của hệ vấn đề bài thơ đã để lại một ngân vang sâu thẳm. Thể ngũ ngôn không mới trong lịch sử thi ca Việt Nam mà ngược lại. Trong giai đoạn văn học 1932-1945 nhiều nhà thơ đã dùng thể này và thật lạ hầu hết đó là những bài thơ hay. Vũ Đình Liên không chuyên về ngũ ngôn nhưng với Ông đồ ông đã chọn một thể loại tối ưu. Những câu thơ tả chân ngắn khách quan vô tình như những giọt mưa rơi đều đặn gieo vào lòng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN