tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu, tuyển chọn vi sinh vật đối kháng vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh cây trồng

Mục tiêu của luận án nhằm tuyển chọn được bộ chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng cao với vi khuẩn R. solanacearum để sản xuất chế phẩm vi sinh ứng dụng trong phòng trừ bệnh HXVK cây ớt và lạc, giảm 70-75% bệnh, tăng năng suất 15%. Xác định được một số cơ chế đối kháng chính của vi sinh vật với vi khuẩn R. solanacearum. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN Lê Thị Thanh Thủy NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG VI KHUẨN Ralstonia solanacearum GÂY BỆNH HÉO XANH CÂY TRỒNG Chuyên ngành Vi sinh vật học Mã số 62420107 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2014 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1. TS. Lê Như Kiểu 2. Pgs. TS. Lại Thúy Hiền Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia Hà Nội chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội Vào . Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm thông tin - Thư viện - Đại học Quốc gia Hà Nội Mở đầu 1. Tính cấp thiết của luận án Bệnh hại cây trồng đã gây thiệt hại đáng kể trong sản xuất và bảo quản nông sản. Trong đó phải kể đến bệnh héo xanh Bacterial wilt disease do vi khuẩn Ralstonia solanacearum HXVK gây ra bệnh này được coi là một trong năm loại bệnh cây trồng thuộc đối tượng quan tâm nhất của chương trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp của FAO 1992 và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của kiểm dịch Quốc tế nhất là các nước thuộc cộng đồng châu Âu. Trước tình hình đó đã có nhiều nghiên cứu về canh tác và chọn giống cây trồng sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cũng như áp dụng biện pháp kiểm soát sinh học bằng cách sử dụng các chế phẩm vi sinh phân hữu cơ vi sinh chứa các chủng vi sinh vật đối kháng có khả năng ức chế và làm giảm tính độc của R. solanacearum. Tuy nhiên các biện pháp vẫn còn hạn chế là khả năng giảm tỉ lệ bệnh còn thấp thời gian bảo quản chế phẩm ngắn hiệu quả chưa cao nên chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn .. Trong khi đó việc sử dụng thuốc hóa học để hạn chế vi khuẩn R. solanacearum không những không có hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái chất lượng sản phẩm và sức khỏe cộng đồng. Do đó việc thường xuyên phân lập các chủng vi khuẩn R. solanacearum mới có

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN