tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi tính tích phân hữu tỷ
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi tính tích phân hữu tỷ được viết với mục đích nhằm giúp các em hứng thú hơn, tạo cho các em niềm,đam mê, yêu thích môn Toán, mở ra một cách nhìn nhận, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức đã học, tạo nền tảng cho học sinh tự học. | SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI TÍNH TÍCH PHÂN HỮU TỶ MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI TÍNH TÍCH PHÂN HỮU TỶ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình Giải tích lớp 12 bên cạnh các dạng toán quen thuộc như Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số các bài toán liên quan đến hàm số phương trình và bất phương trình mũ và lôgarit số phức. ta còn gặp nhiều bài toán tích phân và đặc biệt là tích phân hữu tỷ. Đây là một dạng toán khó đối với học sinh khi gặp những tích phân này học sinh không biết cách giải quyết bài toán như thế nào. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy Toán lớp 12 và nghiên cứu tôi thấy đây là dạng toán không chỉ khó mà còn khá hay lôi cuốn được các em học sinh khá giỏi. Nếu chúng ta biết sử dụng linh hoạt và khéo léo các phép biến đổi đại số lượng giác .thì có thể đưa bài toán về một bài toán quen thuộc. Với tinh thần trên nhằm giúp các em hứng thú hơn tạo cho các em niềm đam mê yêu thích môn Toán mở ra một cách nhìn nhận vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức đã học tạo nền tảng cho học sinh tự học tự nghiên cứu tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI TINH TÍCH PHÂN HỮU TỶ II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN 1. Cơ sở lý luận. Cung cấp cho học sinh không chỉ kiến thức mà cả phương pháp suy luận khả năng tư duy. Từ kiến thức cơ bản phải dẫn dắt học sinh có được những kiến thức nâng cao một cách tự nhiên chứ không áp đặt ngay kiến thức nâng cao . Trong chuyên đề chủ yếu dùng phương pháp biến đổi trực tiếp phương pháp đổi biến số hoặc phương pháp từng phần để giải các bài toán được đặt ra. Phạm vi nghiên cứu Đại số và giải tích 12 cơ bản và nâng cao . Khách thể nghiên cứu Học sinh trường trung học phổ thông Sông Ray. 2. Cơ sở thực tiển a Thuận lợi. - Học sinh đã được trang bị kiến thức các bài tập đã được luyện tập nhiều. - Học sinh hứng thú trong tiết học phát huy được khả năng sáng tạo tự học và yêu thích môn học. - Có sự khích lệ từ kết quả học tập của học sinh khi thực hiện chuyên đề. b Khó khăn. - Giáo viên mất nhiều thời gian để chuẩn bị các dạng bài .
đang nạp các trang xem trước