tailieunhanh - Ebook Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (thế kỷ XI - đến giữa thế kỷ XIX): Phần 1

Ebook Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (thế kỷ XI - đến giữa thế kỷ XIX) trình bày một cách khái quát và khá đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá của các dân tộc ít người trên đất nước ta, đặc biệt là nhấn mạnh vị trí lịch sử của họ, khi mà phần lớn các tộc người này định cư và sinh sống từ lâu đời ở các vùng biên giới từ Bắc đến Nam. Sách gồm 2 phần, sau đây là phần 1. | TS ĐÀM THỊ UYÊN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM THẾ KỶ XI- ĐẾN GIỮATHẾ KỶ XIX In lần thứ hai có sửa chữa và bổ sung NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ DÂN TỘC Hà Nội - 2007 LỜI GIỚI THIỆU Việt Nam là một nước đa dân tộc trong đó dân tộc Kinh chiêm 80 dân số và là dân tộc chủ thể trong suốt tiến trình lịch sử từ khi lập nước đến nay. Tuy nhiên lịch sử cũng cho thấy rằng cuộc sống của các dân tộc Việt Nam đã diễn ra một cách êm đẹp gắn bó thuận hoà. Đâu phải ngẫu nhiên mà trong sự nghiệp giữ nước từ những cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê thời Lý cho đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở nửa sau thế kỷ X X và cả trong phong trào cách mạng sau này dưới sự lãnh đao của Đảng nhân dân các dân tộc trên đất nước ta thiểu sô cũng như đa số luôn luôn tự xem mình là người dân Việt Nam có nghĩa vụ đoàn kết sát cánh cùng nhau phấn đấu quên mình để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Đâu phải ngẫu nhiên mà trải qua hàng ngàn năm lịch sử mặc mọi hành động mua chuộc dụ dỗ hay đe doạ xâm lấn của ngoại bang miền biên cương của đất nước vẫn được giữ vững. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng đã có những lúc ở nơi này hay nơi khác một sô bộ phận tộc người nào đó đã nổi dậy chống lại chính quyền trung ương đã gây nên những cuộc xung đột nội bộ. v. v. Tất cả những sự thực nói trên chứng tỏ rằng ngay từ thế kỷ thứ X khi đất nước đã hoàn toàn độc lập tự chủ vấn đề dân tộc đã được đặt ra một cách bức thiết và những người nắm quyền thông trị đất nước đã hiểu được vị trí và tầm quan trọng to lớn của nó và cũng đã có được những chính sách cần thiết nhằm củng cố vững chắc khối đoàn kết các dân tộc giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ tiên. Công trình Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiên Việt Nam của tác giả Đàm Thị Uyên đã xuất phát từ mong muốn tìm hiểu vấn đề đặt ra trên đây. Tác giả đã trình bày một cách khái quát và khá đầy đủ về tình hình chính trị kinh tế văn hoá của các dân tộc ít người trên đất nước ta đặc biệt là nhấn mạnh vị trí lịch sử của họ khi mà phần

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.