tailieunhanh - Luận văn: So Sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp trên nền đất lúa ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
So Sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp trên nền đất lúa ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, tài liệu dành cho các bạn sinh viên khoa nông lâm đang thực tập có thêm tài liệu tham khảo, hoàn thành tốt bài luận văn của mình. | Qua kết quả Bảng cho thấy, tổng chi phí trung bình trên ha của mô hình lúa - khoai là khoảng 61,2 triệu đồng, mô hình lúa - bắp là khoảng 38,3 triệu đồng. Như vậy, tổng chi phí trung bình trên ha thì mô hình lúa - khoai cao hơn mô hình lúa - bắp khoảng 23 triệu đồng. Xét về tổng thu nhập trung bình trên ha, mô hình lúa - khoai có thu nhập là khoảng 154,5 triệu đồng, trong khi đó mô hình lúa - bắp có tổng thu nhập là khoảng 70,5 triệu đồng, chỉ gần bằng ½ tổng thu nhập của lúa - khoai. Lãi thuần trên ha của mô hình lúa khoai là khoảng 93,4 triệu đồng trên ha, còn mô hình lúa bắp là khoảng 32,2 triệu đồng. Về chỉ tiêu hiệu quả đồng vốn, mô hình lúa khoai là 1,54 (1 đồng bỏ ra đầu tư cho 1 ha lúa khoai sẽ thu về 1,54 đồng lời), còn mô hình lúa bắp nhỏ hơn chỉ là 0,85 đồng (1 đồng bỏ ra đầu tư cho 1 ha lúa bắp sẽ thu về 0,85 đồng lời). Trung bình 1 ha lúa – khoai bỏ ra 251,49 ngày công lao động, trong khi đó 1 ha lúa bắp bỏ ra 81,86 ngày công lao động, chỉ băng 1/3 mô hình lúa khoai. Trung bình 1 ngày công lao động của mô hình lúa khoai bỏ ra thu về khoảng 379,1 ngàn đồng ( hiệu quả đồng vốn khoảng 379,1 ngàn đồng), mô hình lúa bắp cao hơn khoảng 403,2 ngàn đồng. Qua kiểm định T, chỉ có chỉ tiêu hiệu quả lao động là không khác biệt, còn lại các chỉ tiêu tổng chi, tổng thu, lãi thuần, hiệu quả đồng vốn, tổng ngày công lao động đều khác biệt ở mức ý nghĩa là 1%.
đang nạp các trang xem trước