tailieunhanh - Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 trung học phổ thông

Bài viết "Rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 trung học phổ thông" phân tích cấu trúc năng lực hợp tác, từ đó thiết kế quy trình rèn để luyện năng lực hợp tác cho học sinh và ví dụ về vận dụng quy trình trong trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 trung học phổ thông. nội dung bài viết để nắm bắt thông tin chi tiết. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2015 Vol. 60 No. 1 pp. 88-97 This paper is available online at http DOI RÈN LUYỆN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CHUYỂN hóa vật chất và năng lượng - SINH HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Phan Thị Thanh Hội Phạm Huyền Phương Khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Năng lực hợp tác là một trong những năng lực NL được nhiều nước xây dựng trong bộ các năng lực cốt lõi người học cần có trong thế kỉ XXI. Việt Nam cũng đã có dự thảo xây dựng bộ NL cốt lõi cho chương trình sau 2015 gồm 9 NL chung trong đó có NL hợp tác điều này cho thấy NL hợp tác là một NL rất quan trọng đối với người học. Việc rèn luyện NL hợp tác trong các cấp học môn học là rất cần thiết. Trong bài viết này chúng tôi phân tích cấu trúc NL hợp tác từ đó thiết kế quy trình rèn để luyện NL hợp tác cho học sinh và ví dụ về vận dụng quy trình trong trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11 Trung học phổ thông THPT . Từ khóa Hợp tác năng lực hợp tác rèn luyện năng lực hợp tác. 1. Mở đầu Từ thế kỉ XVIII lí thuyết về học tập hợp tác đã được thực hiện khá phổ biến ỏ các nước tư bản. Ở nước Anh có Joseph Lancaster và Andrew Bell đã thực nghiệm và triển khai rộng rãi việc học tập hợp tác nhóm ỏ Mỹ thế kỉ XIX điển hình có Fancis Parker bang Massachusetts đã đề cao học tập hợp tác khi cho rằng nếu quá trình học tập được thực hiện trên tinh thần chia sẻ nhóm lớp với cả tình cảm và trí tuệ thì việc học sẽ không bao giờ bị nhàm chán. Hai nhà nghiên cứu Coleman 1972 và Glasser 1969 nhấn mạnh vai trò của hợp tác khi tuyên bố mục tiêu chính của nhà trường là giáo dục HS trỏ thành những người biết hợp tác với người khác thông qua quan sát sự tương tác hợp tác và tranh đua trong các trường trung học tại Mỹ 12 . Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX J. Dewey khi nói về khía cạnh xã hội của việc học tập thì cho rằng muốn học cách cùng chung sống trong xã hội thì người học phải trải nghiệm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN