tailieunhanh - Giáo trình Phương pháp giảng dạy văn học: Phần 2 - Phan Trọng Luận

Phần 2 của cuốn Giáo trình Phương pháp giảng dạy văn học gồm 5 chương cuối (từ chương IV đến chương VIII) có nội dung giới thiệu đến người học các kiến thức cơ bản về phương pháp dạy học bộ môn. Trong đó nội dung cụ thể trình bày về: phương pháp dạy học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông, phương pháp dạy học phổ thông, phương pháp dạy học lý luận văn học ở trung học phổ thông, tổng kết giáo trình. | PHẦN II PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN CHƯƠNG IV PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÁC PHAM văn chương Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG A - VẤN ĐỂ GIẢNG VÀN Ở TRUNG HỌC PHổ THÔNG Trong nhà trường trung học Pháp - Việt hổi trước Cách mạng tháng Tám thường dùng thuật ngữ Giảng vân Explication littéraire để chỉ việc giảng dạy tác phẩm vân chương trong nhà trường. Sau Cách mạng tháng Tám giảng vân vẫn được dùng trong nhà trường cùng một hàm nghĩa. Chuyện thuật ngữ hầu như chẳng có gì phải bàn. Nâm 1949 giáo sư Đặng Thai Mai khi biên soạn chuyên khảo Giảng văn Chinh phụ ngâm ít nhiều đã có cách hiểu mới về nội dung giảng dạy tác phẩm vân chương nhưng tên gọi thì vẫn giữ nguyên. Mãi đêh những nâm 70 khi bắt đầu thay sách cải cách môn Vân và tiếng Việt thì vấn đề thuật ngữ Giảng vân mới được đặt ra với lập luận cho rằng khái niệm giảng vân phản ánh quan niệm cũ về giảng dạy tác phẩm vân chương trong nhà trường. Giảng vân gợi lên tinh thần thụ động ở người học và tính thuyết giảng ở người dạy. Sự cân nhắc về tên gọi cũng phản ánh những đòi hỏi đổi mới về quan niệm đối với việc giảng vân ở nhà trường phổ thông trước yêu cầu xoá bỏ lối giảng vân thụ động một chiều. Tuy nhiên đó đây cách dùng thuật ngữ mới vẫn chưa thật thống nhất. Hai tiêng Giảng vân đã thành một thuật ngữ khoa học quen thuộc lại có phần gọn gàng dễ gọi. Điều quan trọng hơn cả là sự thống nhất về quan niệm. Thuật ngữ dù sao cũng chỉ là một quy ước. Đêh khi nào đó thực sự cần thiết thì thuật ngữ mới sẽ thay thế cho thuật ngữ cũ. Chuyện giảng vân bình vân thơ đã có từ bao đời ở trong nước cũng như ở ngoài nước nhất là ở những nước có truyền thống vân hoá lâu đời như ở Trung Hoa hay ở Pháp bình vân thơ đã thành thú chơi tao nhã của những bậc mặc khách tao nhân. Trong học đường môn Giảng vân cũng đã có lịch sử nhiều thế kỷ. Đọc vân thẩm vân bình vân đã từng được coi là mảnh đất thi thố tài nâng trí tuệ tâm hổn kẻ nho sĩ bậc vân nhân. Ở Trung Quốc với Mộng Liên Đường Mao Tôn Cương Phàn Thanh Sơ bình thẩm vân đã trở thành một nghệ thuật một .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
6    121    1    22-12-2024