tailieunhanh - Giáo trình Giảng văn học Việt Nam: Phần 2 - Trần Đăng Quyền

Giáo trình Giảng văn học Việt Nam - Phần 2 có nội dung giới thiều về văn học trung đại và văn học hiện đại. Tương ứng với mỗi giai đoạn đều có một số tác phẩm tiêu biểu mà ở đó người học có thể nắm bắt nội dung một cách dễ dàng. . | PHẦN II VĂN HỌC TRUNG ĐẠI HỊCH TƯỚNG Sĩ VĂN TRẦN Quốc TUẤN Trưốc hết cần phải xác định vị trí của tác phẩm để thấy rõ tầm vóc Hịch tướng sĩ văn. Tầm vóc bài hịch của Trần Quốc Tuấn được đo bằng giá trị lịch sử và giá trị văn học. Nó đứng ỏ đỉnh cao của văn chương yêu nưốc của văn chương chính luận Việt Nam. Thiếu nó khó hình dung được gương mặt văn học thời đại Đông A 1 . Trong hoàn cảnh đạo quân Mông-Nguyên đang ngấp nghé ỏ biên thuỳ chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ hai 1285 Trần Quốc Tuấn cầm gươm hay cầm bút thì cũng đều nhằm mục đích là chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Con người từng cầm gươm khẳng khái nói vối vua Trần Nếu bệ hạ muốn hàng trưốc hết hãy chém đầu tôi đi đã thì khi cầm bút cũng sẽ cùng một dũng khí ấy. Chính vì vậy tư tưởng chủ đạo của bài hịch là nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Tất cả các phần tất cả nghệ thuật văn chương của bài hịch đều nhằm đạt tối tư tưởng chủ đạo này. Có thể thấy phương pháp thuyết phục xuyên suốt bài hịch là khích lệ nhiều mặt nhưng tập trung vào một hưống vạch rõ cái sai cần phê phán và chỉ rõ cái đúng cần làm kết hợp giữa tình cảm và nguyên tắc. Mở đầu bài hịch để khích lệ lòng hy sinh dũng cảm ý chí công danh tác giả nêu những tấm gương trong sử sách. Những tấm gương này thuộc nhiều tầng lốp có ở mọi thời. Những quan to thân cận nhà vua như Kỷ Tín Dự Nhượng những bề tôi xa những người thường như Cảo Khanh Kính Đức. Xưa thì có gương đời Hán đời Đường nay thì có gương đời Nguyên đời Tống. Cách nêu gương ấy cốt để tưống sĩ thấy ai cũng có thể lập công danh cùng trời đất muôn đời bất hủ . Trên quan điểm dân tộc chúng ta có thể tiếc khi tác giả không lấy những tấm gương ngay trong lịch sử nưốc nhà và ngay từ cuộc kháng chiến chống Nguyên thời đó. Tuy nhiên lại phải thấy rằng mục đích của đoạn đầu bài hịch là khích lệ lòng hy sinh dũng cảm ý chí lập công danh - một lẽ sống lý tưởng của con người thời bấy giờ chứ chưa nhằm khích lệ tinh thần dân tộc. Khích lệ lòng căm thù giặc tinh thần .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN