tailieunhanh - Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa

Câu hỏi: Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là gì? Đối với Việt Nam hiện nay cần làm gì để giảm lượng giá trị hàng hóa? Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là rất cần thiết. Trước hết, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa đã xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra. Bởi vì khi nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa cho biết: “ Thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình để sản xuất ra một hàng hóa là thước đo lượng giá trị. | Câu hỏi: Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là gì? Đối với Việt Nam hiện nay cần làm gì để giảm lượng giá trị hàng hóa? Bài làm Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là rất cần thiết. Trước hết, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa đã xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra. Bởi vì khi nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa cho biết: “ Thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình để sản xuất ra một hàng hóa là thước đo lượng giá trị hàng hóa và từ đó xác định được giả cả của hàng hóa nào cao hơn của hàng hóa nào. Thứ 2, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa tìm ra được các nhân tố tác động đến nó, từ đó tìm ra cách để làm giảm giá cả sản xuất như: tăng năng suất lao động, đầu tư vào khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư đào tạo giáo dục chất xám mà vẫn giữ nguyên hoặc làm tăng thêm giá trị để tiến tới cạnh tranh trên thị trường, đây chính là điều mà các nhà làm kinh tế luôn hướng tới nhằm đạt được lợi nhuận siêu ngạch. Thứ 3, bởi vì lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn trong cùng một đơn vị thời gianlao động như nhau. Vì thế các nhà làm kinh tế cần phải chú trọng đầu tư vào những ngành lao động phức tạp đòi hỏi nhiều chất xám. Muốn làm được điều này thì phải nâng cao trình độ công nhân, nâng cao tay nghề và áp dungj những biện pháp tiên tiến. Đối với Việt Nam, đi lên từ một nước nông nghiệp, với những tập quán canh tác nhỏ lẻ lạc hậu, lại chịu nhiều thiệt hại cảu chiến tranh nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển. Từ năm 1986, Đảng và nhà nước đã quyết định chính sách đổi mới đất nước và đạt được nhiều thành tựu. Bên cạnh đó vẫn còn nhều khó khăn trong quá trình phát triển đặc biệt là lao động lành nghề, sản xuất với công nghệ đơn giản nên lượng giá trị hàng hóa cao mà giá trị sử dụng lại thấp, không đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như ngoài nước. Ví dụ như: gạo ở Việt Nam sản xuất với thời gian lao động xã hội cần thiết lớn, nhiều nhân lực, nhưng chất lượng gạo lại không cao, bán với giá thấp trên thị trường thế giới. Từ đó đặt ra một yêu cầu làm thế nào để làm giảm lượng giá trị mà vẫn giữ nguyên hoặc tăng thêm giá trị của hàng hóa. Để giảm lượng giá trị hàng hóa thì nước ta cần phải chú trọng đầu tư phát triển những ngành lao động tri thức, nâng cao năng suất lao động bằng cách áp dụng nhiều công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại; đầu tư đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, tiến tới xây dựng một nền kinh tế tri thức. Đồng thời với việc xây dựng và phát triển kinh tế nhà nước cần kiên quyết đẩy lùi những tệ nạn tham ô tham nhũng; cải cách hành chính thật hiệu quả minh bạch; hạn chế những thủ tục rườm rà trong quản lý kinh tế; đồng thời đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế, khuyến khích đầu tư các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao

TỪ KHÓA LIÊN QUAN